Administrator

Tin tức - 12/02/2019 - 802 Lượt xem

Vài Nét Văn Hoá Về Dân Tộc Cơ Ho.

Dân tộc Cơ Ho (còn được gọi là K’hô) là một trong số 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Nghề sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có lâm thổ sản và một số nghề thủ công như rèn, đan lát, dệt. Người Cơ Ho có 2 chi nhánh quan trọng là Lạch và Chil.

Người Lạch là nhóm cư dân sống trong địa phận Đà Lạt ngày nay. Tên Lạch bị người Pháp xưa kia phiên âm là lạt từ đầu thế kỷ 20, và tên Lạt đã trở thành thông dụng từ đó đến bây giờ, kể cả việc trở thành địa danh xã Lát (dưới chân núi Lang Biang) và tên Đà Lạt.

dân tộc cơ ho

Hình ảnh: dân tộc Cơ Ho.

Người dân tộc Cơ Ho – Lạch ngày nay khá tiến bộ. Thế hệ thanh niên mới đàn hay, hát giỏi, sinh sống nền nếp nhiều người nói giỏi cả hai ngoại ngữ Anh, Pháp.

Dân tộc này vẫn duy trì những tập tục, lễ hội cổ truyền, thường làm vui mắt, thích thú du khách tới nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Lạt.

1. Lễ cúng cơm mới. cũng được coi là Tết được mùa. Lễ hội truyền thống này gần trùng với Tết Nguyên Đán theo âm lịch, hàng năm được cừ hành để:

– Cúng lúa mới, cơm mới, giảng dạy con cháu biết quý trọng lúa thóc, cơm gạo.

– Cầu mưa thuận gió hoà, ngăn thú rừng phá hoại nương rẫy.

Vật cúng gồm gạo thơm mới, rượu Cần, gà trống, heo đực thiến và các loại chim, thú rừng bẫy được. Lễ hội bắt đầu từ việc thầy cúng khấn vái Giàng (Yang: trời, Thần…) với nghi thức vẩy rượu tốt lành cho mọi người.

Sau cùng là quây quần bên nhau cùng uống rượu cần, hát trao tình trai gái, kể chuyện trường ca tâm phớt,… luôn có tiếng cồng chiêng hợp tấu vang lừng suốt cả đêm thâu, đến sáng ngày hôm sau.

2. Lễ hội đâm trâu (ăn trâu) được tổ chức sau khi mùa màng thu hoạch xong chuẩn bị vào mùa rẫy mới, thường rất linh đình.

Người dân tộc Cơ Ho dùng nhiều nhạc cụ cổ truyền trong các nghi thức lễ. Khi ngồi bên bếp lửa gia đình giữa rừng khuya và ché rượu cần, già làng kể nhiều truyền thuyết huyền thoại, sự tích cho các con cháu nghe biết, đồng thời giản giải thơ ca, ngụ ngôn về đời sống, giống nòi và quê hương, đất rừng, nương rẫy.

Văn hoá Dân tộc Cơ Ho – Lạch: 

Khi khách du lịch đến thăm một làng người Lạch, sẽ cảm nhận được sự thú vị và ngạc nhiên về những tiến bộ trong đời sống của họ.

Vào năm 1940, người Lạch chỉ có khoảng 800 người. Theo số liệu thống kê gần đây, tộc Lạch có khoảng 387 hộ với 2.412 người sống tập trung tại huyện lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Tộc Lạch sinh sống với hai nghề chính là trồng trọt và chăn nuôi. Điều đáng lấy làm lạ là không phải chăn nuôi gia cầm hay trâu bò mà là nuôi ngựa, mỗi hộ chăn nuôi từ 5 đến 10 con ngựa, ngựa làng Lạch dáng khoẻ mạnh và đẹp, dễ nuôi. Cưỡi ngựa bắn cung là tài nghệ truyền thống lâu đời của người Cơ Ho – Lạch.

Theo cách nói của họ, người Lạch cũng như những nhóm người thuộc vài dân tộc thiểu số khác, thường hay nghỉ ngợi bằng… tai.

Người Lạch cũng có những truyện kể và cổ sử. Tất cả đều được kể lại dưới hình thức nói có vần điệu, nhờ đó người Lạch sẽ dể dàng giao tiếp với những nhóm cư dân khác như Mạ, người dân tộc M Nông, người Chu Ru, người Chăm hay người Việt. Có thể coi những truyện kể đó là những tác phẩm thi ca.

Lý do dễ hiểu là tiếng nói của họ uyển chuyển đầy hình tượng. Trải qua thời gian không rõ bao nhiêu thế kỷ, người Lạch ngày nay vẫn giữ nguyên phong tục tập quán của dân tộc mình. Họ giữ gìn luật lệ và cấm nạn đa thuê, cưỡng bức hôn nhân và tảo hôn, tuy nhiên vẫn theo chế độ mẫu hệ và một vợ một chồng.

Đám cưới người Lạch rất đơn giản, thường chỉ gồm có vài ba người thân thiết trong gia đình. Tuy nhiên, lễ cưới của một thanh niên Lạch thường phải có đến 6 con trâu, đó là một gía trị không phải nhỏ mà gia đình nhà gái phải lo chu toàn. Ngoài ra còn có không ít những ché rượu để làm sính lễ. Hơn nữa, việc tìm hiểu, ra mắt xóm làng kéo dài cả mấy năm liền.

Người Lạch rất chú trọng đến các sinh hoạt cộng đồng, nhất là trong lễ được mùa. Lễ này thường kéo dài nhiều ngày với cây nêu màu sắc rực rỡ. Họ nhảy múa theo điệu nhạc cồng chiêng và uống rượu cần thoả thích.

Ngoài lễ hội ăn trâu, người Lạch còn tổ chức các lễ hội khác vào dịp di dời cả làng hoặc là khi bị thiên tai, dịch hoạ. Người Lạch tôn sùng thần núi Lang Biang làm thần hộ mạng. Khi cúng thần này, người Lạch thường có vật cúng là rùi và ba chén nước cùng một số các vật cúng để cầu xin sự phù hộ của thần cho được no ấm và cả làng được yên ổn.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946