Administrator

Tin tức - 17/11/2018 - 2221 Lượt xem

Truyền Thuyết Sự Hình Thành Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam, Châu Đốc

Có nhiều câu chuyên kể về Bà Chúa Xứ, trong đó có truyền thuyết bà chúa xứ như sau: Hoàng tử Ấn Độ khi đi tìm lãnh địa mới, lập ra đế chế Phù Nam, đã dùng thuyền cập vào Núi Sam, khi núi này còn là hòn đảo đá ngập phần chân ở dưới nước biển, đưa pho tượng đem từ Ấn Độ sang đặt trên núi để đánh dấu chủ quyền. Núi Sam cao 284m, dài 2 Km, chu vi 5.200m. Tượng được đặt vững vàng trên một bệ đá này với chiều ngang 1,62m, dày 0,30m, kích thướt vừa khít khao với pho tượng.

truyền thuyết bà chúa xứ

Hình ảnh: Bà Chúa Xứ trong đền thờ.

Theo truyền thuyết bà chúa xứ, khi xâm lấn tới phần đất này, quân xiêm đã tìm thấy pho tượng nạy ra khiên đi một đoạn đường thì tượng rơi gẫy tay. Vì quá nặng chúng đành bỏ lại triền núi khi rút đi.

Sau đó, ngôi miếu đầu tiên được xây dựng tại chổ để chờ pho tượng. Miếu này đơn sơ, cột cây, lợp lá. Khi quân Pháp xâm lượt chiếm đóng Nam Kỳ lục tỉnh, mở rộng đường giao thông, xây các nhà nghỉ mát tại đây vào năm 1902, ngôi miếu phải dời đi.

Dân gian vùng châu đốc thuật lại chuyện di dời pho tượng.

Khi người Việt tới làm chủ vùng này, dân cư lập xóm rải rác chung quanh núi. Một ngày nọ, người ta tính khiêng pho tượng về lập miếu thờ cúng, thế nhưng có đông người hợp lực như thế nào cũng không thể xê dịch được.

Dân thôn ấp cầu khẩu, được bà chúa xứ nhập đồng vào một người đàn bà tu hành, truyền cho dân làng dùng 40 thiếu nữ đồng trinh tắm rửa sạch sẽ, Bà sẽ cho phép khiêng tượng bà về thờ.

Dân làng y lời, quả đúng như vậy. Từ triền núi thật dễ dàng, nhưng bổng nhiên tượng trì xuống, 40 trinh nữ không khiêng được nữa. Người ta cho rằng bà chúa xứ đã chọn nơi này nơi an vị, nên dựng miếu Bà tại đây cho tới ngày nay.

Tuy nhiên theo nhận xét của ông Nguyễn Văn Điệp, nguyên trưởng ban hội Quý Tế địa phương thì việc khiêng tượng di dời chỉ có ông Thoại Ngọc Hầu huy động quân lính đông đảo thì mới làm được. Nhận định này có tính thuyết phục và khả tin.

Lại thêm một chuyện kể có liên hệ với việc trùng tu ngôi miếu và ngày lễ Vía Bà:

Theo truyền thuyết bà chúa xứ, dưới triều vua Minh Mạng, khi Thoại Ngọc Hầu giữ trọng trách trấn giữ biên cương Tây Nam, giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu. Mỗi lần ông xuất quân, vợ ông (bà Vĩnh Tế) thường đến miếu khấn vái, cầu xin Bà phù hộ cho chồng bà đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân lành.

Về sau để tạ ơn những điều ứng nghiệm, bà vợ Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu lớn và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong 3 ngày 24, 25, 26 tháng 4 âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân chúng lấy ngày ấy làm lễ Vía Bà.

Cũng có một truyền thuyết bà chúa xứ khác liên kết với Vía Bà với tập quán sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cho rằng tháng 4 âm lịch là thời vụ bà con nông thôn địa phương gieo hạt giống làm mùa. Họ làm lễ cầu Bà với hy vọng mùa tới sẽ được bội thu.

Nhân dịp này, dân làng tổ chức những cuộc vui chơi lâu dần thành lệ: Từ một hội làng vĩnh Tế mang đặc tính cầu mùa trong nông nghiệp đã biến thành lễ Vía Bà, thu hút đông đảo khách thập phương từ các nơi tới tham dự ngày càng đông.

Dân gian vùng tây nam bộ xưa nay nói rằng Bà Chúa Xứ hiển linh, giúp thập phương bá tánh đến cầu tài, cầu lộc làm ăn phát đạt. Vì thế, ngày càng có nhiều người đấn cầu xin và đáp lễ… cho nên ngày nay miếu Bà được trùng tu xây cất nguy nga và rất giàu về tiền và của cải vật chất, đúng là… Bà chúa của một xứ sở.

Miếu Bà chúa Xứ đã trải qua nhiều lần trung tu. Năm 1962, miếu được lợp ngói âm dương. Năm 1972, được xây lại trừ phần vách sau lưng dài 10m là bệ miếu cũ. Năm 1976, công trình mới hoàn thành. Kiến trúc theo chữ quốc (Hán tự). Bốn mái hình vuông, lợp ngói màu xanh.


Đăng bởi: du lịch việt

4.7/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946