Administrator

Tin tức - 19/08/2019 - 337 Lượt xem

Hát Chầu Văn – Di Sản Văn Hoá Phi Vật Thể Của Việt Nam

Hát Chầu Văn còn có tên gọi là hát bóng, hay hát văn là một loại hình nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam. nghệ thuật hát bóng gắn với nghi thức hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mâu và thờ đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương) xuất xứ ở Bắc Bộ.

1. Hát Văn Có từ khi nào ?

Những tài liệu sử sách ghi chép về hát chầu văn rất hiếm, theo nguồn ghi chép lưu lại là hát chầu ra đời từ khá sớm so với một số loại hình khác như: hát chèo, hát xẩm…. Trong sách Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn (1726 – 1784 có ghi chép: “Thời Trần (1225 – 1400) lối hát trước mặt đế Vương, là hát Chầu”

hát chầu văn

Từ thế kỷ 17 hát bóng phát triển thịnh vượng tại Nam Định cùng với những công trình kiến trúc lộng lẫy hình thành như Phủ Dầy, phủ Quảng Cung, đền Bảo Lộc, đề cố Trạch sau đó dần lan toả sang các vùng lân cận khác của đất nước.

Đến nay đã xây dựng nhiều kiểu gõ nhịp cùng một số hệ thống làn điệu, bài bản đa dạng với các quy ước về cách vận dụng đối với từng hàng Thánh từng loại Phủ.

Hát Chầu văn có ba hệ thống làn điệu riêng là cờn, đọc, xá, ngoài ra còn vận dụng nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác. Trong sinh hoạt tín ngưỡng này nhịp điệu và bộ gõ có vai trò quan trọng tạo nên một không khí hưng phấn cao góp phần làm cho người ngồi đồng có cảm giác mạnh về thoát xác để hoà quyện với các vị thánh thần và kết hợp với yếu tố tâm linh, tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể làm những việc trong trạng thái hàng ngày không làm nổi.

Hát Chầu Văn phục vụ cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng của nhiều tộc người trong nước. Hiện nay, những điệu hát này được bổ sung bằng một số nội dung mới được người dân yêu thích ngưỡng mộ.

2. Sự Phát Triển Nghệ Thuật Hát Chầu Văn.

Theo thống kê, hiện nước Việt Nam có hơn 1000 người hát chầu văn, người cao tuổi nhất là 93, ít tuổi nhất là 16. Những người có cấp bật nghệ nhân (cung văn) còn không nhiều. Những nghệ nhân cung văn, ông đồng/ bà đồng có kinh nghiệm trong giai điệu lời văn, làn điệu cổ… phần lớn đã sức yếu và ra đi, và không truyền hết vốn liếng vô giá cho thế hệ sau. Vì vậy phần lớn những cung văn thế hệ sau đang hành nghề chỉ nắm một phần kỹ năng của hát Chầu Văn.

Hát Chầu có giá trị nghệ thuật to lớn và ý nghĩa nên bộ VHTTDL đã đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và lập hộ sơ trình cho tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới về Nghi lễ Chầu văn của nước Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946