Administrator

Tin tức - 17/08/2019 - 569 Lượt xem

Hát Xẩm – Loại Hình Âm Nhạc Dân Gian Đặc Sắc

Hát Xẩm là một thể loại hát rong từ thời xa xưa truyền lại và còn là thể loại ca nhạc của các nghệ nhân khiếm thị. Họ thường tập hợp thành từng tốp khoảng 2 – 5 người và có khi một tốp toàn là người trong gia đình.

Hát Xẩm có sức hấp dẫn nhờ các làn điệu hát cùng nhịp trống phách cuốn hút hoà vui với tiếng bầu, tiếng nhị rắt réo lòng người, lời ca sôi động, hấp dẫn. Thường người hát xẩm tự sự về cuộc đời mình, về nỗi khổ của những người nghèo hoặc về các cảnh đời ngang ngược… Và cũng không thiếu những câu chuyện vui hóm hỉnh, các câu chuyện châm biếm nhẹ nhàng các thói hư tật xấu, về tội ác của kẻ cướp bóc, hà hiếp, đồng thời người hát xẩm cũng không quên nêu cao gương tốt của các anh hùng liệt sỹ vì dân, vì nước đã hy sinh bản thân mình.

hát xẩm

Đến nay, những tốp người hát xẩm rong chỉ còn lẻ tẻ, song nghệ thuật về thể loại ca nhạc dân gian này vẫn lắng đọng trân trọng, sâu sắc trong cuộc sống.

Chặng Đường Phát Triển Của Hát Xẩm.

Là loại hình nghệ thuật dân ca độc đáo, hát xẩm ra đời cách đây tầm 700 năm. Cạnh giá trị nghệ thuận, hát xẩm là loại hình âm nhạc dân gian mang ý nghĩa nhân văn, thẩm mỹ, giáo dục, đạo đức thể hiện lối sống của nhiều người dân trong xã hội.

Sự Hình Thành Nghệ Thuật Hát Xẩm.

Loại hình dân ca này được hình thành khoảng thế kỷ 14, trong quá trình phát triển, loại hình này được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như hát dạo, hát rong…Nhưng nó là loại âm nhạc dân gian, chuyên nghiệp, có lối diễn xướng độc đáo, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, nội dung diễn đạt sâu sắc, hấp dẫn, lôi cuốn.

Trong thời phong kiến, hát xẩm là một phương tiện để lên án những bất công cường quyền, áp bức của các thế lực đồng thời nói lên những thói hư tật xấu của người đời, lời ca bênh vực số phận bất hạnh, nghèo khổ, bị dẫm đạp.

Thời đại hoà bình ngày nay, hát xẩm được chính quyền tạo điều kiện phát triển như là cong cụ tuyên truyền chính sách chủ trương mới phát triển xã hội của đãng và nhà nước ta.

Tại thủ đô Hà Nội, hát xẩm rất đặt trưng mà không trùng với nơi nào vì nó được hát trên tàu điện. Những nghệ nhâm xẩm từ chốn quê lên thành phố biểu diễn mưu sinh, để làm vừa lòng người nghe có trình độ tri thức cao thì các gánh xẩm đã lồng vào những bài thơ của các thi sỹ như cô hàng nước, anh khoá (của Trần Tuấn Khải), Giăng sáng vườn chè, em đi tỉnh về của Nguyễn Bính… tạo nên nét đặc sắc của phố phường Thăng Long. Có dịp du lịch Hà Nội du khách có thể thưởng thức những ca khúc dân ca đặc trưng này.

Trong giai điệu của Xẩm, có những giai điệu hấp dẫn, đặc sắc, nên một số loại hình văn hoá khác phải vay vượn nó như chèo, ca trù, các nghệ nhân Xẩm huê tình, Xẩm chợ, Xẩm xoan… bài xẩm huê tình được các đào nương, kép đàn ca trù du nhập vào trong hình thức ca quán, được gọi là Xẩm cô đầu, nhiều nghệ sỹ giáo phường ca trù rất tôn trọng nghệ thuật Xẩm, họ vẫn giữ chữ Xẩm trong làn điệu này để chỉ gốc gác của giai điệu khi biểu diễn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946