Vườn quốc gia Phong Nha kẻ Bàng là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho tỉnh Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây có sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông son, cùng với động khô và động nước, tạo nên bức tranh sơn thuỷ làm say đắm lòng người.
Di tích lịch sử với những con đường huyền thoại, hiện đại hoá tại Phong Nha Kẻ Bàng. Khu vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ghi dấu nhiều di tích lịch sử sáng giá.
Tại núi Ma Rai, vào cuối thế kỷ 18 có căn cứ kháng chiến chống Mỹ, những địa danh như bến phà Xuân Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh, đường 20 Quyết Thắng đã đi vào huyền thoại nhưng đến nay đã hiện thực hoá, gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân ta.
Tỉnh Quảng Bình là điểm xuất phát của hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn, đường mòn hồ Chí Minh về sau), là tuyến vận chuyển quan trọng nhất, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc ta chống đế quốc Mỹ ngày xưa.
Trong toàn bộ tuyến đường Trường Sơn thì về không gian, khó nhất, gian hổ nhất, kỳ công nhất mà cũng quyết liệt nhất, hy sinh nhiều nhất và lập thành tích lớn nhất là Cụm cửa khẩu vượt Trường Sơn ở phía Tây tỉnh Quảng Bình. Nơi này gồm các con đường 12, 20, 10, 16, 18, có điểm xuất phát chung từ đường 15, thuộc đông Trường Sơn, nằm trong lãnh thổ tỉnh Quảng Bình.
Những địa danh quen thuộc như Khe Ve, Ngầm Rình, phà Xuân Sơn, Phà Long Đại (đường 15), bãi Dinh, La Trọng, Cổng Trời (đường 12A), Chà Là, Cua Chữ A, ngầm Tà Lê, đèo Phu La Ních (đường 20)… là những trọng điểm nổi tiếng, ác liệt của toàn tuyến, trong đó cụm A.T.P là quyết liệt nhất.
Trong quá trình 16 năm tồn tại của đường Trường Sơn (1959 – 1975, tất cả các loại đường từ gùi, thồ của buổi ban đầu đoàn 559 đến giao liên đi bộ, đường cơ giới, đường sông, đường ống, thậm chí cả đường hàng không đều có mặt tại Quảng Bình, nơi thể hiện rõ nhất cái gọi là “trận đồ bát quái trong rừng rậm”.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt chiều dài lãnh thổ với hai nhánh, nhánh chính là nhánh phía Tây đi qua Quảng Bình đã được khẩn trương hình thành.
Tuyến đường Hồ Chí Minh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng sản xuất nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp, tác động tích cực đến việc phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, thực hiện công cuộc đổi mới sinh hoạt xã hội như xoá đói, giảm nghèo, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng trong toàn đất nước và Phong Nha Kẻ Bàng cũng được ảnh hưởng một phần không nhỏ.
Cùng với việc xây dựng đường Hồ Chí Minh hiện đại, tuyến du lịch “con đường huyền thoại” đã được tích cực triển khai, nhằm đưa du khách bốn phương thăm lại chiến trường năm xưa và các di tích chiến tranh đã trở thành một phong trào sâu rộng trong các công ty du lịch Việt dẫn tới khám phá vùng Phong Nha Kẻ Bàng, đặc biệt hơn nữa từ khi vùng này được UNESCO công nhận là di sản tự nhiên của thế giới, kể từ cuối năm 2003.
Tuyến du lịch dã ngoại “đường Hồ Chí Minh, con đường huyền thoại”, đoạn xuyên qua vùng núi rừng được công nhận là di sản thế giới này trở thành tuyến tour khám phá hấp dẫn, ngoài những giá trị, ý nghĩa vừa nêu còn có tính cách đặc thù: “nối quá khứ vào hiện tại để mạnh bước tới tương lai”.
Kinh nghiệm du lịch Phong Nha Kẻ Bàng.
Để nghỉ qua đêm trong chuyến du lịch Phong Nha Kẻ Bàng, thường thì du khách có thể trú ngụ tại khách sạn đầy đủ tiện nghi từ 1 đến 2 sao ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hoặc tại thành phố Huế (có thể đi về bằng ô tô) với khách sạn 4 – 5 sao. Tuy nhiên, một số du khách thích trú ngụ qua đêm bên dòng sông Son, giữa cảnh đẹp trữ tình thơ mộng của núi, sông và rừng cây xanh lá tự nhiên có không khí mát mẻ, trong lành.
Tại xã Nhơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình có nhà nghỉ du lịch Phong Nha, muốn lưu trú tại đây, du khách cần liên hệ đặt trước phòng hoặc đi theo đoàn tour của công ty du lịch Việt.