Administrator

Tin tức - 12/02/2019 - 582 Lượt xem

Tục Lệ Cà Răng, Căng Tai Của Người Ba Na

Tục Cà Răng, Căng Tai trước đây được áp dụng với nhiều thanh niên Ba Na đã trưởng thành, thể hiện đã đến lúc có thể lập gia đình. Các dân tộc ít người sống trên Tây Nguyên có cách làm đẹp và quan niệm về vẻ đẹp con người rất là phức tạp. Cách thông thường nhất là răng cà sát nướu, vành tai nong căng ra. Tiêu biểu là người dân tộc Ba Na, Xơ Đăng và Gia Rai.

dân tộc ba na

Theo quan niệm thẩm mỹ của những dân tộc này thì người nào có răng mài nhẵn tận nướu mới là đẹp, chớ không phải làm hà răng còn đều đặn với vẻ ngọc ngà.

Thanh niên, thiếu nữ tới tuổi trưởng thành đều phải tự nguyện cưa rồi cà răng, để được hội nhập vào xã hội người lớn và cũng để chứng tỏ can đảm chịu đựng được đau khổ.

Cô cậu nào đã lớn mà răng vẫn còn y nguyên sẽ bị chúng bạn trêu chọc… Để giống như mọi người và để được lấy vợ, lấy chồng, cô cậy đều tình nguyện… làm đẹp với hàm nhẵn nhịu.

Hàm răng “duyên dáng” của thanh niên dân tộc Gia Rai (một số ở phía nam tỉnh Kon Tum và phần lớn ở tỉnh Gia Lai) là hàm răng mài cụt nhẵn nhụi mấy chiếc ở hàm trên.

Người Ba Na và Xơ Đăng ( cũng còn gọi là Xê Đăng) ở Kon Tum thường mài hết sáu cái răng cửa (người Gia Rai thường chỉ mài có 4 cái, cũng có khi là 6). Một khi người con trai hay con gái đã đủ can đảm và quyết định rồi thì chọn ngày giờ để cưa răng.

Người thanh niên nằm trên một đống rơm, bãi cỏ hoặc là ở ngay trong nhà sàn. Một người đàn ông khoẻ mạnh dùng một cái cưa nhỏ, lưỡi bén, bắt đầu cưa như người ta cưa gỗ. Lưỡi cưa xoèn xoẹt trong miệng. Máu tuôn ra đỏ cả miệng. Cơn đau buốt khiến cậu thanh niên chảy nước mắt ràn rụa. Bạn bè quây quần xung quanh cổ động tinh thần.

Vài người nắm giữ tay chân người thanh niên đó không cho giãy giụa, đến khi số răng bị cưa rụng hết. Cưa xong, họ còn lấy đá mài cho phẳng. Trong trường hợp không có cưa thì họ lấy đá mài dần, lẽ dĩ nhiên phải mất thời gian khá lâu.

Người thanh niên muốn răng được cưa để làm đẹp có khi không đủ sức chịu đựng, phải chết ngất. Có trường hợp vì không biết giữ gìn vệ sinh, bị nhiễm trùng rồi chết.

Tục Cà Răng ngày nay được dần dần bỏ đi. Cùng với tục mài bằng hàm răng, tục căng tai thành những lỗ thật rộng…, càng rộng càng đẹp đã được người Ba Na thích chuộng. Lúc đầu, người ta chỉ dùi ở dái tai của đứa trẻ một lỗ nhỏ rồi luồn vào đó một cộng tre hay một khúc ngà nhỏ. Thế rồi mỗi ngày họ thanh vào đó một khúc lớn hơn. Đến khi trưởng thành thì người thanh niên có hai lỗ rất lớn ở dái tai, có thể đút nguyên một khoanh ngà hay một chiếc vòng đồng to và nặng.

Không riêng gì đàn bà con gái, người đàn ông cũng thích đeo những đồ trang sức, tuy nhiên họ đeo ít hơn.

Đàn bà con gái thường đeo ở hai tai những khoanh ngà lớn, có khi là những chiếc vòng bằng kim loại, hay những khúc tre gỗ chạm trỗ tỉ mỉ. Thường những vòng đồng rất nặng mà lỗ ở dái tai căng quá rộng nếu chạy nhảy mạnh hay vướng víu vào một vật gì có thể làm đứt vành rai. Cho nên họ thường hay lật ngược vòng đồng đeo tai lên để gài vào mép tai trên.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946