Administrator

Tin tức - 11/02/2019 - 553 Lượt xem

Tìm Hiểu Đời Sống Dân Tộc Ba Na

Dân tộc Ba Na là một trong ba dân tộc đông người nhất ở Cao Nguyên Trung bộ. Tỉnh Kon Tum là vùng đất có người Ba Na sinh sống chiến tỷ lệ đông.

Người Ba Na Kon Tum là tên nhóm người tập trung ở thành phố Kon Tum. Theo tiếng Ba Na, Kon là làng, Tum là hồ, ao. Kon Tum là làng có ao, hồ. Ba Na Kon Tum là làng của người Ba Na có cái ao, hồ.

Du khách vào thăm làng người Ba Na sẽ gặp nhiều nếp nhà sàn hình vuông hay chữ nhật. Cầu thang lên nhà làm bằng một thân cây gỗ, đục đẽo thành từng bậc khá công phu, thể hiện được sự khéo tay của người đàn ông Ba Na.

dân tộc ba na

Dân tộc Ba Na là dân tộc đầu tiên ở Tây Nguyên biết dùng chữ viết để học tập và biết dùng trâu bò để cày ruộng. Tuy nhiên, họ chưa biết tổ chức sinh sống khoa học. Gạo chỉ giã đủ ăn theo từng ngày. Nước cũng chỉ biết dùng đủ cho một ngày.

Người Ba Na giỏi săn bắn. Nhà nào cũng có treo cái nhỏ bằng gỗ. Giữa nhà sàn là bếp lửa luôn luôn đỏ hồng. Ở đó, cả nhà quây quần trò chuyện, ăn uống và ngủ luôn ở chung quanh.

Đàn ông Ba Na thường có vết sẹo ở ngực. Đây là vết tích do chính họ gây nên bằng cách lấy lửa đập vào ngực, hoặc lấy than hồng dí vào và dùng dao rạch khi trong nhà có người chết để vừa tỏ sự tức tối tiếc thương, vừa biểu lộ tính gan dạ của mình.

Dân tộc Ba Na cũng có năng khiếu về âm nhạc. Tiêu biểu nhất trong các nhạc cụ là đàn Klông Pit… Ngoài ra còn có các nhạc cụ truyền thống như Khinh Khung, T’rưng, đàn Groong, đàn gió, đàn nước…

Klông Put là một dàn kèn nứa, thường do nhiều cô gái dậy thì khom lưng dùng hai bàn tay vỗ vào nhau trước mỗi đầu ống, hoặc độc tấu bài bản, hoặc cùng đánh nhộn nhịp. Âm thanh phát ra vang dội như một dàn trống bập bùng giữa rừng khuya, khiến cho khách du lịch nước ngoài phải kinh ngạc kêu lên: “ồ, gống như tiếng trống Nam Mỹ hay điệu trống liên hoan giữa rừng đêm Châu Phi”.

Quan sát các vật chung quanh trong đời sống người dân tộc Ba Na, du khách nhận ra những hình ảnh đặc thù. Những hình khối, hoa văn, màu sắc không chỉ được thể hiện ở hội trường làng (thường gọi là nhà rông) còn thể hiện trên mặt vải thổ cẩm tự dệt và trên các đồ dùng đan lát bằng mây tre.

Những tượng gỗ trong nhà mồ là biểu hiện của nghệ thuật điêu khắc xuất hiện khá sớm và được lưu truyền nghiêm túc qua không biết bao nhiêu đời và thế hệ.

Kon Tum cũng có một số chùa chiền, nhà thờ gỗ, chủng viện có kiến trúc đặc thù được xây dựng từ lâu, cạnh các nhà rông truyền thống. Càng đi sâu vào đời sống người Ba Na cùng với người dân tộc Gia Rai, Xơ Đăng ở Kon Tum, khách du lịch càng kinh ngạc, tìm hiểu bao điều mới lạ chẳng những để mở rộng kiến thức mà có khi còn phải học hỏi, nghiêm cứu như người viết những dòng này đã tự nhận ra cách nay hơn 40 năm.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946