Đặc trưng nhất của người Ê Đê là theo chế độ mẫu hệ, trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Dòng họ gia đình mẫu hệ và nhà sàn nối dài là truyền thống từ thế hệ mẹ, con, cháu chắt, kế tục liên tiếp. Khi đại gia đình có thêm một gia đình nhỏ thì nhà được xây dựng nối tiếp. Do đó, một nhà dài thường có nhiều gia đình nhỏ.
Hình ảnh: chế độ mẫu hệ người Ê Đê.
Nhà dài dân tộc Ê Đê xây theo lối kiến trúc vì cột, không có kèo với hình dáng mô phỏng theo chiếc thuyền, 2 mái chảy xuôi 2 bên. Trước khi lợp tranh người ta cột những nẹp tre bằng dây mây (giống giàn rui mè nhà ngói của người Việt miền đồng bằng). Sau đó lợp tranh từ dưới lên. Đầu tranh được bẻ vào bên trong cho mái khỏi gồ ghề.
Cầu thang để lên sàn nhà cũng rất đặc biệt. Một cái đặt ở bên phải mặt tiền nhà là cầu thang Đực, luôn dành cho đàn ông trong nhà sử dụng, cầu thang này không trang trí gì cả. Còn cái bên là cầu thang cái, một bên tạc bầu vú mẹ thể hiện sự sinh trưởng của con người được nuôi lớn từ đấy, nên mỗi khi khách đến thăm đều phải bước lên từ cầu thang này, phải luôn sờ lên bộ ngực, kể cả khi đi xuống để thể hiện lòng kính trọng đối với tộc họ và chủ nhà.
Còn một bên tạc hình vầng trăng khuyết, tượng trưng cho niềm mơ ước ngày mai tươi sáng và hạnh phúc hơn, hoặc là một ngôi sao để bày tỏ niềm hy vọng của con người trong tương lai.
Sau khi leo qua cầu thang Cái bước vào phòng khách (Gah), du khách sẽ bắt gặp hai cái nồi đồng, ở trên sàn và trên góc nhà có nhiều hoa văn trang trí rất đẹp với hình con thằn lằn tượng trưng cho thần lửa, hình con ba ba tượng trưng cho thần nước. Vì nước và lửa là sự hoà hợp của âm dương, tạo nên yếu tố kế tục sinh trưởng hàng đầu trong cuộc sống con người và vạn vật.
Hình ảnh: cô gái xinh đẹp người Ê Đê.
Phòng khách được chia làm hai phần: phần trước không vách là sàn ngồi hóng mát vào các buổi chiều tối và dùng chổ phơi thổ sản vừa mới thu hoạch về…, phòng bên trong là phòng đại sản dùng để tiếp khách, bên trái luôn có một ghế dài gọi là Kapan và một cái trống ở trên Kapan, chính giữa là chổ “bếp đực” dùng để sưởi ấm và nướng thịt đãi khách.
Tiếp đến là những căn phòng sinh hoạt của từng cặp vợ chồng Ê Đê và những người chưa có gia đình. Căn cuối cùng sát với sân sau là phòng của vợ chồng chủ nhà sàn. Trong các phòng ở riêng của họ đều đặt chổ nằm ngủ ở phía Đông, với một cửa sổ và phía Tây là bếp nấu của từng gia đình nhỏ. Nếu như muốn biết có mấy gia đình trong nhà dài nào đó, du khách chỉ cần đếm cửa sổ nhà đó là biết ngay.
Hình ảnh: chế độ mẫu hệ Ê Đê.
Trang phục truyền thống người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người tù trưởng (thường gọi là già làng) Ê Đê có nét đặc trưng trên áo là cánh chim đại bàng ở ngan ngực. Áo này rộng lớn hơn của thường dân. Quanh tà áo của nhiều đống trắng, kể cả trước sau cổ áo. Tiếng Ê Đê gọi là Krống Black, có nghĩa là “Áo lốm đốm”, ngay cả chiếc khố của tù trưởng cũng đặc biệt hơn, dài 7m trở lên còn của người dân chỉ có 5m trở xuống.
Đây là trang phục chức sắc để phân biệt tù trưởng khác hơn người bình thường.
Phụ nữ Ê Đê mặc váy, áo chiu đầu có hoa văn cây lúa, cây rừng… đeo vòng đồng ở tay, và đeo cồng ở cổ. Người nam đóng khố, mặc áo. Khi trời rét họ mặc áo làm bằng vỏ cây để chống lạnh. Đó là truyền thống ngày xưa, nay trời trở lạnh, họ mặc áo “bành tô” (áo Croisec hay veston cũ). Có khi ở trong vùng sâu, họ mặc áo bành tô và đóng khố.