Administrator

Tin tức - 28/03/2019 - 486 Lượt xem

Sự Suy Tàn Của Triều Đại Phong Kiến Trung Quốc

Triều đại phong kiến Trung Quốc đã tồn tại phát triển hàng ngàn năm, có lúc phát triển rực rỡ, đạt những thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá,…Đến cuối thế kỷ 19 bắt đầu có sự suy tàn.

Nhìn chung, hầu như tất cả các triều đại không phải Trung Hoa và Trung Quốc đều nhanh chóng đánh mất bản sắc dân tộc bị đồng hoá. Nhưng người Mãn Châu và đặc biệt là vị hoàng đế mới, dòng dõi Aisin – Hioro hoàn toàn ý thức rõ điều này và cố gắng tránh vết xe đổ ấy.

Họ đã giữ được truyền thống của mình cả trăm năm và luôn sử dụng cùng lúc 2 thế tiếng (tiếng Trung Hoa và tiếng Mãn Châu). Điều này đã làm cho đá số những người Hán bất bình, song người Trung Hoa cũng không cảm thấy tính chất ngoại bang trong triều đại.

Về mặt tư tưởng trong triều đại phong kiến Trung Quốc, người Mãn Châu là những người hoàn toàn theo Khổng giáo và xử sự như bất kỳ triều đại “Trung Hoa thuần chủng” nào khác. Chỉ có vào giữa thế kỷ thứ XIX sự phân biệt sắc tộc mới bộc lộ. Không phải dĩ nhiên mà sau năm 1949 người Mãn Châu là  tộc người thiểu số lớn duy nhất không được quyền tự trị. Đây có thể nói là một cách trả thù của người Hán.

Vào năm 1911, một cuộc khởi nghĩa đã nổ ra tại thành phố Uhan và nhanh chóng lan ra cả nước. Cuối năm ấy triều đại nhà Thanh bị lật đổ và Trung Quốc trở thành một nước cộng hoà. Tại thời điểm này ngồi trên ngai vàng là Hoàng đế Phổ Nghi (1905-1967) còn rất ít tuổi.

phong kiến trung quốc

Hình ảnh: Tử Cấm Thành triều đại phong kiến Trung Quốc.

Ngoài Phổ Nghi vào thời điểm cách mạng nổ ra hoàng tộc còn gần 7000 người là con cháu của các vị hoàng đế trước đó. Chính phủ cách mạng sau khi chiếm chính quyền đã dành cho hoàng tộc một đặc ân là để cho họ trong Tử Cấm Thành.

Năm 1927 một viên tướng đã tiến hành một cuộc binh biến nhằm khôi phục lại triều đại nhà Thanh nhưng thất bại. Đòn cuối cùng nhằm vào chính thể quân chủ Trung Quốc là do người Nhật, đại diện của chính thể quân chủ Đông Nam Á duy nhất còn đứng vững. Năm 1924 hoàng đế Phổ Nghi bị một vị tướng quân đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành.

Hoàng đế phải dời về Thiên Tân mang theo vàng bạc châu báu và ấn tín, biểu tượng quyền lực hoàng triều. Thiên Tân là một thành phố khá lớn gần Bắc Kinh, lúc bấy giờ đã hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của người Nhật. Năm 1931 quân Nhật chiếm Mãn Châu và lập nên chính phủ bù nhìn Mãn Châu và đưa Phổ Nghi lên làm hoàng đế. Song chính phủ này không tồn tại lâu và không được quốc tế công nhận.

Năm 1945 chính phủ Mãn Châu bị quân đội Liên xô đánh tan Hoàng đế Phổ Nghi bị quân đội Liên Xô bắt làm tù binh. Sau nhiều năm ở Liên Xô ông trở về Bắc Kinh và làm việc trong viện thực vật thuộc viện hàn lâm Trung Quốc cho đến cuối đời.

Năm 1962 Phổ Nghi Cưới vợ và trở thành vị hoàng đế Mãn Châu đầu tiên cưới vợ là một cô gái Trung Hoa. Thế nhưng cả vợ đầu và vợ hai và vô số cung tầng, mỹ nữ cũng không đẻ cho Phổ Nghi một đứa con trai nối dõi vì thế mà dòng dõi hoàng tộc này coi như chấm dứt. Tuy nhiên Phổ Nghi đã nhận một cậu con trai thuộc dòng tộc Aisin – Hioro làm con nuôi để nối dõi.

Vị hoàng đế cuối cùng triều đại phong kiến Trung Quốc mất vì ung thư năm 1967. Năm 1995 thi hài ông được đưa về an táng trong nghĩa trang của hoàng tộc nhà Thanh tại tỉnh Hồ Bắc.

Song Phổ Nghi mất không có nghĩa là không còn thành viên nào của hoàng tộc vì Phổ Nghi còn có tám bà chị và bốn ông anh. Cho đến năm 1949 ông vẫn còn 6 chị và 2 anh. Một trong hai người anh của Phổ Nghi sau khi những người cộng sản lên cầm quyền đã trở thành đại biểu chính thức trong hội nghi nhân dân toàn quốc và đã làm được rất nhiều cho công cuộc gìn giữ truyền thống của người Mãn Châu.

Người anh thứ 2 của Phổ Nghi sau cách mạng vẫn tiếp tục làm nghề dạy học. Hiện tại còn hơn mười đứa cháu cả trai lẫn gái của Phổ Nghi còn sống. Nhiều đứa đã có con, nói chung số thành viên của hoàng tộc nhà Thanh có lên đến hàng ngàn. Đa số đang sinh sống ở Trung Quốc như những công dân bình thường khác của đất nước hơn 1,3 tỷ người này.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:, ,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946