Lịch sử Đà Nẵng có quá trình phát triển trải quan nhiều giai đoạn thăng trầm. Thuở xưa, Đà Nẵng và Quảng Nam là một. Vùng đất này kéo dài tới Đồ Bàn của nước Đại Chiêm (Nay là Bình Định), vào cuối thế kỷ 15 năm 1472 là một phần lãnh thổ tân lập của nước ta về phương Nam sau khi vua Lê Thánh Tông đánh thắng và bắt được vua Chiêm là Trà Toàn (vào năm 1470, Canh Thìn, Hồng Đức nguyên niên, vua Chiêm là Trà Toàn gây hấn xâm phạm lãnh thổ nước ta).
Hình ảnh: lịch Sử Đà Nẵng
Năm 1472, vua Lê Thánh Tông lập đạo Quảng Nam gồm có 3 phủ, 9 huyện. Phần đất này kéo dài lãnh thổ ta về phương Nam, khởi từ đèo Hải Vân (vốn từ trước là ranh giới hai nước Việt – Chiêm), trong đó có khu vực mà ngày nay là thành phố Đà Nẵng.
Thế nhưng trước đó khá lâu có thể là vào cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15, đã có người Việt vào sống ơ khu vực này với người Chiêm Thành.
Do địa thế có nhiều thuận lợi, phần đất ngày nay là thành phố Đà Nẵng đã liên tục phát triển, từ cuối thế kỷ 19.
Theo sách “Lịch sử thành phố Đà Nẵng” thì “lịch sử Đà Nẵng ghi lại mảnh đất này đã nằm trong lãnh thổ của quốc gia Đại Việt, thuộc đạo Hoá Châu được lập ra từ thời Trần Anh Tông và đến đời Lê Thánh Tông (năm 1466) thì thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hoá.”
Theo sách “ô Châu cận lục” do Dương Văn An soạn năm 1533, địa danh Đà Nẵng xuất hiện lần đầu tiên khi nói đến một ngôi đền ở cửa biển Đà Nẵng thờ một nhân vật sống vào thời vua Lê Thánh Tông.
Địa danh Đà Nẵng phát xuất từ tiếng “Đa Nắk”, theo ngôn ngữ người dân tộc địa phương và cũng có thể là tiếng Chăm. Theo ngôn ngữ chung của người dân tộc sống trên dãy Trường Sơn, Đà hay Đạ, Đak có nghĩa là nước, sông. Nắk là cửa, là lớn, là rộng, Đà Nắk là cửa sông cái, là sông lớn, sông Cái. Sông này là sông Hàn của Đà Nẵng.
Trên các bản đồ được vẽ từ thế kỷ 16, như An Nam hình thắng đồ, An Nam thông quốc toàn đồ, địa danh Đà Nẵng đã được ghi vào chỗ trên tả ngạn sông Hàn, kề bên cửa biển hiểm yếu. Có bản đồ ghi thiếu nét hoặc viết thành “Đà Nông”.
Xa xưa, còn có tên gọi khá rộng rãi trong dân gian về khu vực này gắn liền với sông Hàn,m dù rằng đã xuất hiện sau tên gọi Đà Nẵng: Chợ Hàn. Tên này được ghi trên bản đồ vẽ vào thế kỷ 17.
Tên “Hàn” được xuất hiện ở bài “vè các lái”, hay “vè thuỷ trình”, tức là những bài ca nghêu ngao của những người đi biển nhắc nhở nhau nhận ra đặc điểm của địa phương đi qua, vào thời chưa có bản đồ và hải đồ, cách đây khoảng hơn 300 năm, thời khai phá vùng đất Nam bộ.
Trong bài ca dài 180 câu vần theo thể lục bát (gồm 2 bài: bài hát vô (Nam) và bài hát ra (từ phương Nam trở ra) có những câu:
“Đến miền cửa Việt sắt hàn hiếm sao”
Và
“Cửa Hàn ngăn sắt sóng reo đầy đầy”
… Đà Nẵng cửa đặt tuần Ty
Đại Chiêm cửa ấy phóng đi một ngày
Hòn Hành nằm đó là nơi cửa Hàn
Cửa Hàn còn ở trong xa
Trước mũi Sơn Trà, sau có Hòn Nghê
Từ “Hàn” ở đây không có nghĩa là lạnh mà là hàn gắn, dính lại, được sử dụng trong dân gian và văn kiện sách vở do có liên quan đến một số sự kiện lịch sử Đà Nẵng.
Từ “Hàn” này xuất hiện vào thời nhà Mạc. Để chống lại lực lượng hải quân nhà Lê và kể cả của Trung Hoa, quan binh nhà Mạc đóng chặt các cửa biển. Riêng cửa biển Đà Nẵng do vị trí quá trọng yếu nên thay vì đóng các cọc gỗ xuống lòng sông, quân binh nhà Mạc dùng xích sắt giăng ngang sông và hàn gắn lại. Tại các cầu tàu cũng có xích hàn, gọi là hàn xích kiều và tàu neo đậu được cột lại bằng dây xích gọi là hàn xích thuyền.
Đến thời nhà Nguyễn, phương cách này vẫn còn được áp dụng. Pierre Loti, nhà văn Pháp, theo chân đội quân viễn chinh xâm chiếm nước ta vào cuối thế kỷ 19, trong một bút ký nhan đề “Corvee matinale” “khổ dịch lúc hừng đông) đã cho biết sự kiện:
Vào năm 1884 khi tiến quân vào, ông vẫn trông thấy hàng đống xích sắt được thu lại chất đống quanh các pháo đài và ông nhận xét rằng những đống xích đó “cho thấy (người Việt Nam) đã dự liệu cản sông không cho chúng tiến vào”.
Hình ảnh: lịch sử Đà Nẵng phát triển.
Dùng xích gắn cửa sông là một chiến thuật quân sự của ta. Giữa thế kỷ 16, cửa sông Đà Nẵng đã trở thành một yếu khu được phòng ngự cẩn thận. Có lẽ cửa Hàn đã được quen dùng từ đó, về sau thành địa danh được nhắc nhở thường, như trong một số câu của hai bài vè cái lái, lưu truyền mãi trong giới đi biển và trong dân gian.
Chẳng những thế, người Âu châu cũng thường ghi lại trong các văn kiện liên quan, khi phiên âm cửa Hàn thành Kean. Năm 1615, cố đạo Buzomi đến đàng trong, vào dịp lễ Paques, ông lập một nhà thờ nhỏ tại một nơi ông ghi tên theo từ này. Địa danh phiên âm ấy cũng được ghi trên bản đồ nổi tiếng của cố đạo Alexandre de Rhodes vẽ vào năm 1666, nằm ở vị trí chân đèo Hải Vân.
Nhưng, Kean được phiên âm, có lẽ từ tiếng Kẻ hàn là đúng hơn. Hẻ hàn là tiếng gọi khá phổ biến, theo lối của người Đàng Ngoài. Kẻ có nghĩa là nơi tập trung dân cư đông đảo (như kẻ chợ có nghĩa là chợ đông đảo, Kẻ Bàng trong hệ thống Phong Nha – Kẻ Bảng ở Quảng Bình, di sản tự nhiên của thế giứoi được công nhận năm 2003, là nơi dân cư đông đảo, rộng lớn – Bàng: từ Việt cổ là rộng lớn).
Kean phiên âm từ Kẻ Hàn vì tiếng Pháp không có dấu và chứ “h” không phát âm “h câm = h muet”)
Vào thời Pháp thuộc, Đà Nẵng gọi là Tourane. Đây là đơn vị hành chính trong một thời gian dài. Từ thế kỷ 15 liên tục tới thế kỷ 18, một số văn kiện của người Âu Châu như bản đồ, sách vở đã ghi chép những tên phiên âm có liên hệ với nhau hay tương đồng như là Turon, Toron, Taraon, Touan, Touane, Touron và Tourane. Đây là những tên phiên âm của người Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha, Pháp… vào những thế kỷ trước.
Sách “Lịch sử Đà Nẵng viết”
“có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của địa danh này, nhưng đáng chú ý hơn cả là cách lý giải của A. Chapuis (học báo Nam Á, số 2, Singapore, trang 263); “Đà Nẵng, tên Việt gọi là Lưu Lâm (theo Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn), người Hoa thì gọi là Hiện Cảng. Nhưng tên thật của Đà Nẵng là Cửu hàn (Hàn Hải Khẩu).
Vì chức quan giữ cửa biển là Thủ Hàn (có thể gọi là thủ ngự) nên ngừoi Bồ Đào Nha mới gọi là Touron, và gọi Chệch ra là Tourance. Còn có thể kể đến một số giả thiết khác như: của G. Cordier trong sách “Bài giảng ngôn ngữ tiếng Annam” (Cours de langue Annamite) cho rằng Tourane là phiên âm theo cách đọc là Tou – nan; hoặc của thương nhân Pháp – Hauseman trong “Du ký xứ Trung Hoa, Việt Nam, Ấn Độ, và Mã Lai” “Voyage en Chine, Cochinchine, Inde et Malaise, viết năm 1848) giải thích rằng Tourane là địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa hàn…
Còn người Trung Hoa (qua lại và định cư khá sớm và đông đảo ở Hội An, Đà Nẵng) vẫn gọi nơi đây là Hiện Cảng. Chữ “Hiện” theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là “Cảng con hến” hoặc “cảng núi nhỏ mà hiểm”; Hiện có thể giải thích như vậy là do nhận xét: hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng.
Ngoài ra, trong lịch sử Đà Nẵng nhân dân vẫn có thói quen gọi vịnh Đà Nẵng là vũng Thùng.
Tai nghe súng nổi cái đùng,
Tàu Tây đã lại Vũng Thùng bữa qua.
Còn các nhà nho nói chữ thì gọi là Trà Úc, Trà Áo, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.
Cho đến thế kỷ 19, địa danh Đà Nẵng là tên gọi một vùng lãnh thổ gắn liền với một cửa biển một vịnh nước, bao quát một vùng dân cư nằm bên tả ngạn sông Hàn giới hạn từ Thạch Than tới cầu Thương Chính (nay thuộc khu vực trường Lê Quý Dôn, thành phố Đà Nẵng).
Đăng bởi: du lịch việt