Hà Tây nổi tiếng là một vùng đất địa linh nhân kiệt, nhiều thắng cảnh đẹp. Du lịch Hà Tây đang được cộng đồng phượt thủ, du khách du lịch Hà Nội quan tâm.
I.Giới Thiệu Tổng Quan Về Hà Tây.
Năm 2008 tỉnh Hà Tây gồm 2 thành phố Hà Đông, Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà. Từ ngày 1/8/2008 toàn bộ diện tích Hà Tây được sáp nhập vào tp Hà Nội, tỉnh Hà Tây được giải thể.
II. Hướng Dẫn đi Du Lịch Hà Tây.
Muốn đi du lịch Hà Tây, du khách từ trung tâm thủ đô Hà Nội có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, xe bus… Bởi Hà Tây cách trung tâm Hà Nội tầm 10km, nên xe máy là phương tiện chủ yếu. Con đường đến Hà Tây rất đẹp và dễ đi, đi xe máy bạn có thể ngắm cảnh đẹp.
III. Địa Điểm Nghỉ Ngơi Khi Du Lịch Hà Tây.
Hà Tây nằm ở khá gần với trung tâm thủ đô Hà Nội bạn có thể đi về trong ngày. Nhưng nếu muốn khám phá trọn vẹn nhiều địa danh du lịch thì bạn có thể thuê trong số khách sạn như:
– Bạch Dương Hotel: địa chỉ 369 Xuan Khanh, Sơn Tây. Tuy là khách sạn bình dân nhưng sự bài trí nội thất tao nhã, gọn gàng, tiện ích phục vụ tốt. Giá phòng chỉ tầm 500k/ngày.
– Ba Vì Homstead: Là một địa điểm dừng chân lý tưởng, giá chỉ tầm 300k/phòng đôi. Toạ lạc tại ấp Nghệ, xã Vạn Hoa, huyện ba Vì, với một không gian rộng rãi,m thoáng đãng.
– Tây Đô Hotel: Là một khách sạn kiến trúc theo kiểu Á, có hướng nhìn đẹp ra thành phố. Không gian khách sạn được bài trí sang trọng, giá thành thì khá rẻ chỉ với 300k/ngày. Các dịch vụ tiện ích đầy đủ từ giặt ủi, phòng ốc,…
IV. Địa Điểm Thăm Quan Du Lịch Hà Tây Hấp Dẫn.
Hiện Hà Tây trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều bạn trẻ, với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nhiều di tích, đền chùa độc đáo. Hà Tây là tỉnh có nhiều nét đặc biệt, với nhiều nét chính như:
1. Nếu tính bình quân cả nước cứ 1km2 có 2,2 di tích văn hoá lịch sử thì ở tỉnh Hà Tây có đến 14 di tích.
2. Hà Tây có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Các chùa được xếp hàng bậc nhất về những ưu điểm độc đáo và sức thu hút các khách thập phương hành hương, tham dự các lễ hội hàng năm.
Ca dao cổ đã lưu truyền di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng với những lễ hội nổi tiếng của Hà Tây.
“Chẳng đi thì nhớ thì thương,
Ra đi mến cảnh chùa Hương không về.
Một là vui thú sơn khê,
Hai là đã trót lời thề với ai…”
Và:
“Nhớ ngày mồng 6 tháng 3,
Ăn cơm với cà đi hội chùa Tây”.
Hà Tây không chỉ có chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, mà còn có hàng nghìn ngôi đình, ngôi chùa, đền, miếu cổ kính khác. Cả tỉnh đã có 219 di tích được bộ văn hoá thông tin xếp hạng, trong đó có 8 di tích được xếp hạng vào loại đặt biệt của cả nước là chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Mía, chùa Bối Khê, đình Tây Đằng, đình Chu Quyến, đình Tường Phiêu.
3. Nằm trong một vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ, Hà Tây có nhiều cảnh quan hấp dẫn khách du lịch: núi Ba Vì, hồ Suối Hai, Ao Vua, hồ Đồng Mô Ngải Sơn, hồ Quan Sơn.
4. Hà Tây là đất khéo tay hay nghề, từ vùng chiêm trũng Phú Xuyên đến các bản làng của người Dao, người Mường ở chân núi Ba Vì có hàng trăm làng nghề truyền thống.
Nói về trung tâm Hà Tây cũ là quận Hà Đông, nơi từ xưa đến nay luôn sản xuất một mặt hàng nổi tiếng là “lụa Hà Đông”, với lụa Hà Đông giúp tăng phần vẻ đẹp kiều diễm duyên dáng cho người con gái đất Bắc. Ngày nay, lụa Hà Đông vẫn được ưa chuộng và cũng là thứ hàng vải đắc dụng cho những nhà tạo mẫu thời trang nghiêm cứu các kiểu mới cho áo dài Việt Nam.
Hà Đông là trung tâm văn hoá – kinh tế của tỉnh Hà Tây. Tại đây du khách nên đi thăm một số cơ sở kinh tế, văn hoá vốn là những làng cổ, làng nghề tỉnh Hà Đông cũ.
Nhất là cần chú ý với làng nghề dệt lụa nổi tiếng từ bao đời. Dường như hầu hết phụ nữ Hà Thành và các vùng đất Bắc xưa nay vẫn đẹp “mê ly” nhờ sản phẩm lụa của các làng nghề truyền thống này.
Có đến nơi, người ta mới càng thích thú với lụa vân mà xưa nay những bài văn, bài thơ, bài hát thường ca tụng với những chuyện tình yêu mượt mà, duyên dáng thơ mộng.