Chùa Mía là một ngôi chùa toạ lạc trên mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ nhiều quần thể di tích đền chùa, miếu, đến đây du khách có dịp chiêm ngưỡng quần thể di tích độc đáo.
Trở về với làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây nơi đây từng được nhiều nhà nhiếp ảnh gia, nhà làm phim chọn làm điểm để ghi hình trong những bộ phim truyền hình, những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Làng cổ Đường Lâm, một mảnh đất giàu văn hoá, lịch sử lâu đời nhiều điểm du lịch rất đẹp. Khi đến đây du khách luôn bị cuốn hút với ngôi chùa Mía ẩn mình trong sương sớm, nơi mà du khách có thể tịnh tâm đắm chìm vào thế giới thanh tịnh, quên bao nỗi lo toan trong cuộc sống thành thị đầy bon chen.
Chùa Mía ở làng Mía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, trên một ngọn đồi đá ong. Tên chữ Hán là Sùng Nghiêm Tự, được xây kiên cố vào năm 1632, đời vua Lê Thần Tông. Trong chùa có 287 pho tượng lớn nhỏ, một nửa số tượng bằng gỗ, nửa còn lại bằng đất luyện. Tất cả đều sơn son thếp vàng.
Chùa mía còn lưu giữ nhiều cổ vật như đại hồng chung đúc vào năm 1743. Khánh đồng đúc vào năm 1864, bai bà chúa Mía (Nguyễn Thị Dung, cung phi của chúa Trịnh Tráng) dựng năm 1632.
Khi bước vào bên trong chùa Mía du khách sẽ thấy toà tam quan tại phía chính điện, hành lang san sát, nối liền nhau, thượng điện. Phía bên phải là một cây đa cổ thụ, gốc to, cành lá sum xuê, rễ cây nổi trên mặt đất. Phía đỉnh ngọn đa là toà bảo tháp cử phẩm Liên Hoa. Toà tháp này được dựng để thờ vọng Xá lợi Phật. Theo truyền thuyết ghi chép đây là ngọn Tháp Bút, Kính Thiên là nơi trấn giữ mạch âm của làng quê Đường Lâm được an lành trong cuộc sống.
Khi có dịp du lịch Hà Nội đến với chùa Mía, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những bức tương phật với sự chạm trỗ nét mặt tinh xảo của bật thầy thời xưa là những bức tượng Di Lặc, Bát Bộ Kim Cương, Tuyết Sơn…Tượng Tuyết Sơn tại chùa Mía cao 0,76m thấp hơn ở chùa Tây phương nhưng sự điêu khắc, chạm trỗ tinh xảo. Những bức tượng đất nung ở toà thượng điện rất nổi bật, thể hiện được sự vững chãi, tinh tế và sự tài hoa của bàn tay nghệ nhân thời xưa.