Administrator

Tin tức - 14/12/2018 - 500 Lượt xem

Cùng Nhau Đi Thăm Quan Núi Cấm, An Giang

Núi Cấm chẳng những cao nhất mà còn đẹp nhất, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên – Nhà Bàng – Tri Tôn, ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Nơi đây được thiên nhiêu ưu đãi có được phong cảnh hữu tình như một bức tranh sơn thuỷ làm xao xuyến tâm hồn du khách khắp nơi khi đến thăm.

Người Khmer trong vùng gọi là Thalot. Theo ý kiến của các nhà phong thuỷ thì dãy Thất Sơn chạy dọc theo sườn phía Tây tỉnh An Giang giữa miền đồng bằng màu mỡ, chính là chổ khí âm dương hội tụ mà núi Cấm là một Long huyệt. Núi Cấm có nhiều loại cây trái, nhiều nhất là xoài Thanh Ca, chim muôn cùng rừng cây hang động, thác nước rất kỳ thú. Đặc sản là đường Thốt Nốt và xoài Thanh Ca là nổi bật nhất.

núi cấm 2

Tại cửa lên núi có ngôi miếu thờ Sơn Thần, ai đi qua cũng đều dừng lại thắp nhang. hai bên đường dẫn lên núi cây cối um tùm. Một khung cảnh thật hấp dẫn hiện ra trước mắt du khách, một dòng thác từ trên cao đổ nước xuống cá tầng đá xếp chồng tung bọt nước trắng xoá gây tiếng động vang vọng trong gió triền miên không ngừng dứt.

Có một hang động nhiều thạch nhũ mang tên Thuỷ Liêm. Bên trong cảnh sắc tạo nhiều ấn tượng. Bên ngoài trên nền trời xanh, đám mây giang hồ như mỏi mệt dừng bước lãng du.

Phía bên trên núi có ngôi chùa lớn dáng vẻ luôn trầm tư trong không gian tĩnh mịch. Những gốc bồ đề cổ thụ tưởng chừng mặc kệ thời gian trôi qua từ bao thế kỷ. Đứng trước sân chùa mà lòng du khách cảm thấy thanh thản lạ kỳ. Trong tầm mắt, nơi xa kia, dòng kênh Vĩnh Tế vẫn hiền lành, đôn hậu với tháng năm dài, thẳng lòng vươn tới dòng sông và đất Giang Thành của Hà Tiên ở vùng biển thơ mộng ngoài kia.

Núi Cấm từ ngàn xưa là nôi nổi tiếng “Thuỷ tú sơn kỳ”. Đây là danh lam thắng cảnh tuyệt hảo của miền Tây Nam bộ, nổi tiếng của nhiều chùa miếu, am cốc, hang động tiềm ẩn vô số truyền thuyết, kỳ tích và vẫn còn phảng phất vẻ u linh, huyền ảo xa xưa như điện Bồ Hong, Sân TiênTiên và các vồ Thiên Tuế, chư Thần, Ong Bướm, vồ Đầu, vùa Vạn Linh, Trung Thiên Tự, chùa Phật Lớn, Chùa Phật Nhỏ.

chùa núi cấm

Chùa Vạn Linh ở trên núi Cấm, ngày xưa còn có tên nôm na dân dã là Chùa Lá. Người khởi bạt núi dựng chùa tên là Nguyễn văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của Tổ Phi Lai, dòng Lâm Tế. Ông xuất gia trên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, có pháp danh là Thượng Thiên Hạ Quang. Hoà thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại Chùa Vạn Linh cho biết: vào năm 1929, hoà thượng Thích Thiện Hạ Quang lên núi chọn chổ cất am bằng lá đơn sơ để ẩn tu.

Về sau đệ tử các nơi tựu trên núi ngày càng đông, cùng nhau góp công sức tu bổ. Năm 1940, am nhỏ được đổi thành chùa, tên là Vạn Linh. Năm 1943 chùa được xây dựng lớn và đẹp hơn, nhưng đến năm 1946, bị quân Pháp phá huỷ toàn bộ. Sau khi quân Pháp rút khỏi nước ta, chùa mới xây dựng lại kiên cố. Một lần nữa, vào năm 1970, máy bay mỹ ném bom khiến khu vực chùa Vạn Linh thành đổ nát.

Giũa nơi hoang tàn, một cư sỹ mộ đạo tên là Lâm Cáo kia dựng lại một chòi lá ngay trên nền chùa cũ, lập bàn thờ phật tiếp tục hương khói. Năm 1983, chùa lá phục hồi. Năm 1995, được chính quyền địa phương cho phép, các sư tăng thiết kế xây dựng chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên sườn đồi thoai thoải, trời quang khí lành gió lộng.

núi cấm

Ngôi chùa mới này vừa lộng lẫy vừa trang nghiêm giữ một khung cảnh u tịch của thâm sơn. Trước tiền điện có ba ngọn tháp. Tháp giữa là quan âm các chín tầng cao 35m, bên trái là tháp chuông, cũng chín tầng với đại hồng chung nặng 1,2 tấn, bên phải là Tháp Tổ. Chung quanh chùa có vườn hoa kiểng, vườn trồng cây ăn trái và cây rừng quanh năm xanh tốt.

Ngôi chùa Vạn Linh ngày này giúp tăng thêm phần quyến rũ như nhàn đạo hạnh giúp cho du lịch núi Cấm. Mỗi năm, khu này tiếp nhận gần cả triệu du khách lên hành hương vãn cảnh ở chùa Vạn Linh và chùa Phật Lớn. Số lượng khách tăng lên vào dịp vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc, và những ngày rằm lớn trong năm gấp nhiều lần.

Khu du lịch nằm trong vùng rừng nhiệt – ôn đới có nhiều thực động vật đặc chủng và cũng là rừng hỗn giao, rừng nhân đạo được bảo tồn để làm xanh và sạch môi trường sinh thái, giúp tăng thêm vẻ phong lưu thanh nhàn cho khu du lịch này.

Ngành du lịch miền núi tỉnh An Giang đã khai thác tuyến đường từ chân núi lên Chùa Vạn Linh và Chùa Phật Lớn, bố trí thêm các loại phương tiện giao thông nhanh chóng an toàn, kể cả xe ngựa để phục vụ du khách thăm quan.

Nhờ ưu điểm về cảnh quan và khí hậu mát lành, khu núi Cấm đã được khách nhàn du mệnh danh cho là “Đà Lạt của miền Tây Nam bộ”.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946