Administrator

Tin tức - 16/11/2018 - 386 Lượt xem

Công Trình Gian Khổ Kênh Vĩnh Tế

Hiện kênh vĩnh tế đã được nhiều người dân An Giang biết đến là một công trình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống. Để hình thành con kênh này đã tốn biết bao công sức của người dân An Giang. Sau khi thuỷ lộ Long Xuyên – Rạch Giá đào xong vua Gia Long đẩy mạnh công trình thuỷ lợi quan trọng thứ hai tại vùng biên giới Tây Nam.

kênh vĩnh tế

Công trình này thật quy mô với chương trình thi công trên đoạn đường dài gấp 3 lần kênh đào Long Xuyên – Rạch Giá, từ Châu Đốc ra Hà Tiên. Người chịu trách nhiệm đôn đốc vẫn là tướng trấn thủ Vĩnh Thanh là Nguyễn Văn Thoại. Khởi công vào tháng 10 năm 1819, lực lượng thi công kênh vĩnh tế khá đông đảo. Lúc đầu là 5000 người Việt và 5000 người Khmer với 500 binh lính của đồn Tuy Viễn. Có lúc nhân số đào kênh Vĩnh Tế lên đến 25.000 người. Thi công liên tục suốt cả ngày lẫn đêm không ngừng nghỉ vì phải tranh thủ với những bất lợi do thời tiết khắc nghiệt ở miền tây.

Kênh Vĩnh Tế được nhắm đào ngay thẳng, băng qua nhiều vùng rừng rậm hoang vu, chưa hề có vết chân người, đầy ác thú, cá sấu và rắn rết rất độc… Nhiều vùng có đá tảng lớn, công việc đào bằng tay vấp phải vô số những khó khăn, không thể lường trước được.

Tình hình tại hiện trường luôn bị thách thức với thời tiết, nhu cầu ăn uống tối thiểu bị đe doạ. Bệnh hoạn, tai nạn có thể xảy ra bất cứ người nào.

Nước ngọt để uống là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, quan trọng còn hơn thuốc chữa trị bệnh, cấp cứu. Vào mùa nắng khô hạn nước ngọt hoàn toàn không có. Mùa mưa nước ngập, úng lầy. Trước tình hình khó khăn như thế, quan trấn thủ Nguyễn Văn Thoại luôn sát cánh với mọi người đào kênh vĩnh tế, cũng luôn thường trực tại những nơi gian khổ nhất để lo hậu cần, chăm sóc đời sống những người đào kênh. Hai ông bà tận tình cấp phát tiền gạo, thuốc men để bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho lực lượng công nhân lao động.

kênh vĩnh tế 1

Hình ảnh: Kênh Vĩnh Tế

Vì công việc luôn khẩn trương, để đối phó với mọi bất lợi của thời tiết, và địa thế không bảo đảm an toàn, lực lượng thi công phải làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm.

Để cho con kênh được thẳng hàng, trong đêm tối đen, khi “nhắm tiêu”, người ta phải đót những cây sào lửa làm cọc tiêu rồi điều chỉnh những cây sào lửa ấy được ngay hàng sau đó mới rẽ lối, đào đất khai thông. Đây là một trong những phương pháp thủ công sáng tạo thích ứng với khoa học kỹ thuật của người xưa có thể làm bài học kinh nghiệm truyền thống cho ngành thuỷ lợi ngày nay.

Khi đào tới vùng có đồi đá, người ta dùng xà beng, búa tạ để vừa xeo nạy vừa đập phá từng tảng đá lớn. Để hỗ trợ cho việc đập phá từng tảng đá lớn. Để hỗ trợ cho việc đập phá đá tảng rất gian nan, người ta thiét lập hàng loạt “lò rèn” lưu động để rèn mới cấp tốc, hoặc sửa chữa những công cụ cần thiết lập ngay tại chổ thi công.

Tổ chức thi công chẳng những chu đáo theo đúng kế hoạch tiến trình, còn chu đáo cả mặt hậ cần tiếp tế. Cứ 5000 người lao động trực tiếp thì có 150 người làm công tác hậu cần phục vụ cơm ăn, nước uống và cấp cứu… chính phu nhân Vĩnh Tế của quan trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại đảm nhiệm trách vụ đôn đốc phục vụ.

Các công nhân lập thành đơn vị, thay phiên nhau thi công và nghỉ ngơi, bảo đảm tiến độ thi công được liên tục.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946