Administrator

Cẩm nang du lịch, Tin tức - 17/11/2018 - 913 Lượt xem

Lễ Hội Miếu Bà Chúa Xứ Tại Núi Sam, An Giang

Hiên nay, lễ hội bà chúa xứ đã được nhiều người dân 3 miền biết đến là một lễ hội lớn ở miền nam. Phần lớn các lễ hội ở nước ta đều do tín ngưỡng dân gian có nhiều màu sắc và nội dung khác nhau.

Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là ý tưởng thực hiện niềm tin trong cuộc sống và mong được an bình, thịnh vượng, hạnh phúc trong thời gian sắp tới. Lễ hội ở Nam bộ được tổ chức hàng năm trọng thể cũng có cùng nguyện vọng với nhân dân trong cả nước.

miếu bà chúa xứ

Hình ảnh: miếu bà chúa xứ ban đêm.

Hiện lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam. Hàng năm, số lượng người đến hành hương tại Núi Sam lên tới cả triệu người, tính từ ngày đầu xuân năm mới đến ngày Vía bà vào cuối tháng 4 âm lịch (ngày chánh vía 25 tháng 4). Sinh hoạt buôn bán, đi lại suốt cả ban đêm, tưởng chừng như mọi người không biết giờ ngủ nghỉ.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ tại Châu Đốc được kể là lễ hội tín ngưỡng lớn nhất Nam bộ, thu hút cả khách hành hương từ bắc và trung bộ vào.

Du khách hay người đi hành hương có thể đến núi Sam bằng đường bộ từ thành phố Long Xuyên lên thị xã Châu Đốc, theo tỉnh lộ 10, từ đường này rẽ vào 7 km nữa là tới thị xã đầu nguồn sông Cửu Long ở địa phận nước ta, hoặc theo đường sông bằng đò máy từ tp Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng lên.

Từ Rạch Giá, du khách có thể lên huyện Hòn Đất, tới Vàm Rẩy, kênh tám Ngàn, qua phà xuyên vùng Chi Lăng, Bảy Núi ngược lên. Nếu từ thị xã Hà Tiên , qua phà Hà Giang, đi theo đường kênh đào Vĩnh Tế, vượt vùng huyện biên giới Tịnh Biên, ngang qua núi Cấm, Thành Sơn theo ngã nhà Bàn. Con đường này nằm sát biên giới Việt Nam – Campuchia.

Hướng Dẫn Du Lịch Thăm Quan Miếu Bà Chúa Xứ.

Nếu khởi hành từ tp Hồ Chí Minh, thường người ta đi đêm vào lúc 21 giờ, với 2 lối nẻo đến thành phố Long Xuyên:

+ Ngả Đồng Tháp, Cao lãnh, phải qua phà Cao Lãnh.

+ Ngã cầu Mỹ Thuận qua thị xã Sa Đéc, lên phà Vàm Cống vào tp Long Xuyên.

bà chúa xứ

Hình ảnh: miếu bà Chúa Xứ, Núi Sam

Tượng và Miếu Bà Chúa Xứ.

Lai lịch tượng Bà Chúa Xứ có lắm điều kỳ diệu qua một số chuyện kể có liên quan đến buổi đầu thành hình thôn xóm dưới chân núi Sam cách nay khoảng 400 năm.

Những chi tiết xung quanh pho tượng dính dáng ít nhiều đến văn hoá, lịch sử khai hoang vùng đất phía tây Nam Bộ.

+ Văn hoá Phù Nam và truyền thuyết về sự hình thành của đế quốc này, một đế quốc huyền thoại mà sự ra đời và biến mất trong vùng đông Nam Á rất kỳ lạ nay đang còn là vấn đề nghiêm cứu của các nhà khoa học.

+ Bối cảnh rất xa xưa của vùng đất miền Tây Nam bộ vào thời hơn ngàn năm trước với vị thế của Núi Sam cũng đầy kỳ tích từ xưa đến nay.

+ Dấu tích chiến tranh từ bao đời với những cuộc xâm lấn của quân Xiêm tại vùng ngập nước này.

+ Liên hệ đến đạo quân làm thuỷ lợi của Thoại Ngọc Hầu và sự hình thành của dòng kênh Vĩnh Tế, kỳ công vào đầu  thế kỷ 19.

Pho tượng bằng đá xanh được điêu khắc với tư thế ngồi, chân trái co vào chân phải dựng đứng, tay phải đặt lên đầu gối, tay trái chòi ra phía sau.

tượng bà chúa xứ

Hình ảnh: Tượng bà Chúa Xứ

Vào năm 1938 nhà khảo cổ người pháp tên Malleret giám đốc viện khảo cổ Pháp tại Sài Gòn đến khảo sát và kết luận.

“Pho tượng được tạc từ thời trung cổ, có nhiều nét tương tự các pho tượng Ấn Độ, do mái tóc gợn sóng, mũi cao. Nguồn gốc từ đạo Bà La Môn, phát sinh qua các nước vùng trung đông rồi truyền sang các nước vùng Đông Nam Á gồm Phù Nam, Lâm Ấp (chiêm Thành), Nam Chiếu… dấu vết còn xót thời thờ Civa (thần Sáng Tạo) dưới dạng Linga, tương trưng cho sự phồng thịnh.

Một số người quan niệm rằng đây là tượng nam thần Vishnu, về sau người Việt nước ta trang trí lại thành tượng nữ thần và được tôn làm bà Chúa của xứ sở này.


Đăng bở: du lịch Việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946