Ca Trù còn được gọi là hát ả đào xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ thứ 11, thịnh hành vào thế kỷ 15, nhưng đến nửa cuối thể kỷ 20, ca trù mới được thế giới biến đến lần đầu tiên qua tiếng hát của nghệ nhân Quách Thì Hồ (1909 – 2001).
Ca Trù với phong cách riêng được người dân hưởng ứng, nhất là người dân ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Lúc đầu là lối hát cửa đình được các quan lại, các nho sỹ kể cả vua chúa ưa thích dần dần ca trù với nghệ thuật hát tinh tế, công phu uốn nắn từng câu, từng chữ, đồng thời nhạc cụ cũng được tinh giản theo đà tương phản về âm sắc nên đã làm tăng vẻ đẹp của từng thành phần tham gia hoà tấu.
Theo một số nhà nghiêm cứu âm nhạc cổ truyền, ca trù được vận dụng khá phổ biến. Ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ. Thẻ được gọi là trù được làm bằng mảnh tre có ghi chữ và đánh dấu dùng để thưởng những ả đào. Khi dạo hát thì các quan viên thị lễ đều chia thành hai bên, một bên đánh chiêng và một bên đánh trống. Gặp chổ nào ả đào hát hay là bên phía đánh trống đánh một chát và bên đánh chiêng liền đánh một tiếng chiêng, tức thì thưởng luôn một cái trù.
Sau buổi hát có thể là sáng hôm sau các đào kép theo số trù để nhận tiền thưởng. Từ đó hát ả đào được gọi là ca tù, tức là hát thẻ.
Một số nhà nho đã phân biệt ca trù với một hệ bài bản phog phú vốn được quy định đối với lối hát thờ, lối hát thi và lối hát chơi. Loại hình nghệ thuật hát ả đào được các nữ ca sỹ phối hợp nhịp nhàng giữ hai loại nhạc cụ là đàn Đáy và Phách, hai nhạc cụ này tạo nên các âm hưởng có thể nói là riêng biệt làm tăng nghệ thuật ngôn từ có nội dung sâu đọng làm cho người nghe cảm thấy vui thích và hoà hợp một cách tự nhiên.
Trong những năm gần đây, một số nhạc sỹ đã vận dụng ca trù với các làn điệu như hát xẩm, hát quan họ… để giới thiệu một số tác phẩm nhạc trẻ tuy có tác dụng nhất định, nhưng vẫn chưa vượt hẳn những nét ưu việt của ca trù hay hát ả đào đã có. Vì vậy, những người ưa thích ca trù cổ chưa hoàn toàn thoải mái trước những tiết mục hát nhẹp mà cách thời trang không phù hợp với nội dung bài hát ca trù.