Đền Voi Phục nằm bên cạnh hồ Thủ Lệ nên người dân cũng hay gọi là đền Thủ Lệ. Là một trong những “tứ trấn” trấn giữ cửa tây của thành Thăng Long xưa, có vẻ đẹp uy nghiêm hiếm thấy.
Trước đền có đắp hai con voi quỳ ở cổng nên đền có tên là đền Voi Phục. Đền được xây dựng vào năm 1065 đời vua Lý Thánh Tông nhờ Linh Lang đại vương theo truyền thuyết đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống do Triệu Tiết chỉ huy.
Đền đã được trùng tu nhiều lần. Ngày 21 tháng 12 năm 1873 một toán lính Pháp hung hăng đã bị quân ta phục kích ở cổng đền Voi Phục giết chết và ở đường Giảng Võ tên tướng Pháp là Phờ Răng Xi Gác Nie cũng bị đội quân của Hoáng Kế Viêm bắn chết. Ngày 18 tháng 5 năm 1882, ở ngôi đền này, Tôn Thất Thuyết và Lưu Vĩnh Phúc phục kích đánh bại toán quân Pháp và giết chết hai tên chỉ huy là Vinle Và Hăngri Rivie.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 giặc Pháp tái xâm lượt Việt Nam rồi đánh thẳng lên Sơn Tây và đốt hẳn đền Voi Phục năm 1947. Năm 1953, người dân trong vùng đã đóng góp tiền của và công sức tu sửa lại đền. Từ sau năm 1954 cho đến nay, đền Thủ Lệ được tu sửa lại nhiều lần. Năm 1994, nhân dân phường Cầu Giấy đã quyên góp tiền đúc lại quả chuông có chiều cao 93cm và đường kính miệng chuông là 70cm.
Đền Voi Phục có ý nghĩa to lớn trong lịch sử phát triển Hà Nội. Để tưởng nhớ đến thần Linh Lang, người có công trong cuộc chiến chống giặc xâm lược. Hàng năm đến ngày 9,10 và 11/2 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội đền Voi Phục. Đây là hội rước lớn với cờ, quạt, chiêng trống, lọng, nối tiếp nhau thành hàng dài khá nhộn nhịp.
Kiến Trúc Đền Voi Phục.
Khi du khách thăm quan đền Voi Phục, vào đến sân sẽ thấy nhiều bậc đá dẫn xuống một cái giếng hình bán nguyệt. Một con đường nhỏ men theo bờ hồ được lát gạch, dẫn đến cây cầu dài và cong bắc sang vườn thú của công viên Thủ Lệ.
Công trình này được thiết kế theo kiểu “nội công ngoại quốc” khá khang trang. Phía tiền đường gồm 3 gian 2 dĩ, chính diện bày lỗ bộ, bên trái đặt trống đại, bên phải treo chuông đồng, hai đầu hiên có xây áp vào hai mái nhỏ che cặp ngựa tế hồng, bạch. Phía sau điện gồm ba gian, có ban thờ một số pho tượng bằng gỗ và đồng.
khi nhìn phía trên mái đền được đắp hai con rồng, phía bốn bên là đầu đao con vút mang hình long, phượng, lân, hổ. Hai bên điện là sân rộng và các nhà tả hữu vu bảy gian kéo xuống gần hậu đường.
Đăng bởi: du lịch việt