Administrator

Tin tức - 29/08/2019 - 407 Lượt xem

Tóm Lượt Sự Hình Thành Kinh Thành Thăng Long – Hà Nội

Kinh Thành Thăng Long làm một công trình di tích đặc sắc, được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách gồm 3 vòng, bên ngoài cùng là La Thành hay Kinh Thành, quanh khu kinh đô và men theo 3 con sông đó là sông Hồng, sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch.

Thăng Long là trung tâm kinh tế, văn hoá dân tộc, nơi lắng đọng hồn thiên non sông đất nước, hội tụ kết tinh giá trị lịch sử dân tộc.
Trong thiên niên kỷ đầu công nguyên, vùng đất Hà nội ngày nay luôn là trung tâm của các phong trào đấu tranh chống quân xâm lược phương Bắc để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

thăng long

Hà Nội bây giờ là trung tâm đồng bằng sông Hồng, cứ điểm phát triển văn hoá, kinh tế dân sinh, lần hồi thêm sung túc, phồn thịnh, nhiều khách trong và ngoài nước rất thích đi du lịch Hà Nội, khám phá nhiều địa danh di tích, danh lam thắng cảnh đẹp. Khu vực này, xưa kia cũng là thành Đại La. Trải qua nhiều giai đoạn, thành này được chọn làm thủ phủ của quận Giao Chỉ (nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc), tiền thân lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.

Đầu thiên niên kỷ thứ 2, khi dân tộc ta giành được độc lập, sau gần 1000 năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, vua Lý Công Uẩn, người sáng lập ra triều Lý quyết định dời đô từ đất Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La. Thru đô nước ta được thành lập là kinh thành Thăng Long.

Mùa xuân năm Canh Tuất (1010), vua Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ có chiếu dời đô như sau:

“Thành Đại La ở giữa bờ cõi đất nước, có thể rồng cuộn, hổ ngồi, bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc tiện hình núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, cao ráo, sáng sủa, dân cư không phải khổ vì ngập lụt, muôn vật phồn thịnh. Xem khắp nước Việt thì chổ ấy là thắng địa, thật là nơi then chốt của bốn phương họp lại và cũng là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời.”

Khi đoàn thuyền của nhà vua vừa cập bến sông Nhị (sông Hồng ngày nay), chợt có rồng vàng hiện ra và bay lên. Cho là điềm lành, vua Lý Thái Tổ cho đổi tên thành Đại La là Thăng Long có nghĩa là rồng bay lên. Còn cố đô Hoa Lư thì đổi thành phủ Trường Yên, nay thuộc tỉnh Ninh Bình.
Năm 1010 là mốc lịch sử của Hà Nội. Qua các triều đại lý, Trần, Lê, Hà nội phát triển thành một kinh đô hùng mạnh với hàng trăm cung điện, chùa chiền nguy nga, tráng lệ. Được phát triển nhiều mặt, Hà Nội có Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 và Quốc Tử Giám được dựng vào năm 1076, đào tạo được hàng ngàn nhân tài cho đất nước.

Trong gần 1000 năm, thành Thăng Long đổi tên nhiều lần. Có lúc gọi là Đông Kinh. Có thời gọi là Đông Đô. Kể từ năm 1831 gọi là Hà Nội. Thành phố này mãi luôn là trái tim đầy nhịp thở hào hùng, phấn khởi của toàn dân Việt Nam.

Niên Biểu Kinh Thành Thăng Long Qua Các Triều Đại.

– Năm 208 Trước Công Nguyên, An Dương Vương xây thành cổ Loa làm kinh đô.
– Từ thế kỷ thứ 2 TCN đến thế kỷ thứ 4 thuộc quận Giao Chỉ.
– Năm 454 – 456: là huyện Tống Bình, gồm khu vực Hà nội.
– Năm 544: Lý Nam Đế đóng đô ở Long Biên, dựng thành ở ven sông Tô Lịch.
– Năm 866: Cao Biền xây thành Đại La.
– Năm 1010: Lý Thái Tổ dời kinh đô về thành Đại La đổi tên là Thăng Long.
– Năm 1397: Hồ Quý Ly đổi tên thành Đông Đô.
– Năm 1428: Lê Lợi đổi tên thành Đông Kinh.
Năm 1831: Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội.
Năm 1888: Thành phố Hà Nội, theo sắc lệnh của tổng thống Pháp.
Ngày 6/1/1946, quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà xác định Hà Nội là thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
– Ngày 02/07/1976, quốc hội khoá 6, quyết định Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946