Administrator

Cẩm nang du lịch, Tin tức - 15/03/2019 - 509 Lượt xem

Giới Thiệu Văn Miếu Quốc Tử Giám, Điểm Đến Không Thể Bỏ Qua

Văn miếu Quốc Tử Giám toạ lạc tại địa chỉ số 58 đường quốc Tử Giám, quận Đống Đa , cách hồ Hoàn Kiếm 2km về phía Tây, là một công trình kiến trúc cổ gồm khu Văn Miếu và trường đại học đầu tiêu của Việt Nam. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 đề cao đạo Khổng. Đến năm 1076 trường đại học đầu tiên được xây dựng trong khuôn viên của Văn Miếu, tức Quốc Tử Giám.

Thời kỳ đầu Quốc Tử Giám là trường dạy học cho các hoàng thái tử, về sau là trường thu nhận những người có tài trong nước. Năm 1253, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Học Viện. Đến năm 1483 Quốc Học Viện được đổi tên thành Thái Học Viên.

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Trước năm nói trên vua Lê Thánh Tông cho dựng các tấm bia ghi danh, quê quán và thành tích của những người đã đậu trong 82 khoa thi Đình kể từ năm 1442 đến năm 1789. Hiên nay ở Văn Miếu có 82 bia.

Đến triều vua Gia Long nhà Nguyễn, trường Quốc Tử Giám dời vào kinh thành Huế, từ đó địa điểm này chuyển thành đền Khải Thánh. Sau những năm liên tiếp bị chiến tranh và thiên nhiên tàn phá, công trình bị hư hỏng nhiều, Văn Miếu Quốc Tử Giám chưa được trùng tu, tôn tạo.

Để chuẩn bị đón lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, các nhà khoa học, kiến trúc, khảo cổ..vv.. lấy hình mẫu của Thái Học Viện, sử dụng các loại vật liệu cổ truyền gồm gỗ quý, gạch Bát Tràng, ngói mũi hài,..vv.. để xây dựng lại công trình văn hoá quan trọng này. Và ngày 13 tháng 7 năm 1999 di tích Thái Học Viện được khởi công xây dựng lại trên nền cũ, gồm nhà tiền đường, hậu đường, tả vu, hữu vu, sân vườn,..vv. Đến dịp kỷ niệm giải phóng Thủ Đô, ngày 10/10/2000 đã hoàn thành giai đoạn một trên diện tích 1.530m2.

Quần Thể Kiến trúc Văn miếu Quốc Tử Giám.

quốc tử giám

Nằm trên một khuôn viên rộng 54.331 m2, gồm nhiều công trình kiến trúc nhỏ khác nhau. Bao bọc chung quanh là bức gạch vồ. Trải quan đợt trùng tu, di tích này gồm Hồ Văn, Văn Miếu Môn, Khuê Văn Các, Đại Trung Môn, Giếng Thiên Quan, bia Tiến Sỹ, Đại Thành Môn, Nhà Thái Học vẫn giữ được nét nguyên sơ.

Nhà giảng dạy Văn Miếu ở hướng Đông và tây hai dãy đều 14 gian. Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người. Được xây dựng theo kiến trúc triều Nguyễn. Quần thể di tích sắp xếp bố cục mô phỏng tổng thể quy hoạch khu văn miếu thờ Khổng Tử, tuy vậy, quy mô khá đơn giản và theo phường thức truyền thống nghệ thuật dân tộc.

Khi đi thăm quan Văn miếu Quốc Tử Giám, bước vào sân, bạn sẽ thấy một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, còn có tên Thái Hồ. Trung tâm hồ có gò Kim Châu, trước đó là có lầu để ngắm cảnh. Bên ngoài cổng chính có tứ trự, hai bên có đựng một bia “Hạ Mã” có xây tường kiên cố. Cổng của Văn Miếu thiết kế kiểu Tam Quan, bên trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” chữ Hán cổ xưa.

văn miếu quốc tử giám 1

Khi đi thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách sẽ ngỡ ngàng vì công trình kiến trúc độc đáo của nơi đây. Bên trong là những bức tường ngăn chia làm 5 khu.

Khu Thứ 1:

Khi bước vào cổng chính Văn Miếu, du khách đi đến cổng Đại Trung Môn, hai bên tả hữu có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.

Khu Thứ 2:

Tại Đại Trung Môn vào Khuê Văn Các, đây được giới chuyên gia đánh giá là công trình có sự hài hoà, giữa kỹ thuật xây dựng tinh tế. Kiến trúc có 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác phía trên, có kết cấu gỗ rất đẹp.

Bên trên có 4 cửa tròn, dãy lan can tiện và con sơn đỡ mái bằng gỗ đơn giản, mộc mạc. Hình hài mái ngói chồng lên hai lớp tạo thành công trình 8 mái.

Khu thứ 3.:

Tại đây có hồ nước hình vuông mang tên Thiên Quang Tỉnh, phía hai bên hồ là bia khắc ghi danh tiến sỹ. Mỗi tấm bia làm bằng đá, trên có ghi danh tính những vị đổ Trạng nguyên, bảng Nhãn, Thám Hoa, Hoàng Giáp, Tiến Sỹ. Bia này đặt trên lưng con rùa đá, đây là di sản có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nước ta.

Khu Thứ 4:

văn miếu quốc tử giám 2

Đây là vị trí Trung Tâm của kiến trúc chủ yếu của Văn miếu, nơi đây có 2 công trình lớn nối tiếp nhau song song. 1 là toà Bái đường, và 1 toà Thượng Cung. Nơi đây thờ Khổng Tử và Tứ Phối (Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử, Nhan Tử.

Khu Thứ 5:

Là nhà Thái Học. Thời Nguyễn Trường Quốc Tử Giám tại Hà Nội bị bãi bỏ. Ngôi nhà Thái Học được đổi sang nhà Khải Thánh, để thờ thân Phụ, thân mẫu của đức Khổng Tử. Trải qua năm tháng chiến tranh nó đã bị phá huỷ và được dựng lại vào năm 1999. Trong khu thứ 5 này còn có nhà Tiền Đường, Hậu Đường, thờ các vị hoàng đến các triều như Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông,…

Với những công trình kiến trúc đặc sắc của văn miếu Quốc Tử Giám, một biểu tượng nghìn năm của thủ đô Hà Nội, đã trở thành địa điểm thăm quan hàng đầu của du khách trong và ngoài nước khi đến với thủ Đô Hà Nội, bạn hãy cùng Du Lịch Việt khám phá Quốc Tử Giám nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:, ,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946