Administrator

Tin tức - 29/11/2019 - 355 Lượt xem

Tìm Hiểu Về Lễ Hội Phủ Giầy Truyền Thống Tại Nam Định

Lễ hội Phủ Giầy Nam Định là một lễ hội truyền thống đặc sắc, nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong đạo Mẫu và đồng thời là vị thánh trong tứ bất tử của dân tộc ta.

Đặc Sắc Hội Phủ Giầy.

Lễ hội phủ Giầy diễn ra vào cuối xuân, kéo dài 10 ngày từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Có nhiều tiết mục nghi lễ và trò chơi, hát chèo, hát tuồng, hát trống quân và các cuộc thi đấu mang tính thượng võ.

lễ hội phủ giày

Hội Phủ Giầy còn là hội chợ thông lệ hàng năm có bày bán nhiều mặt hàng thủ công nghệ, kể cả những mặt hàng cao cấp như giường, tủ,bàn ghế chạm trổ công phu, đồ gỗ khảm xà cừ, hoành phi, liễn đối…

ở hội Phủ Giầy, người ta còn dịp thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như thịt bò thui chấm với tương gừng, rất hợp với thời tiết tháng ba.

Còn trời còn nước còn non.
Mồng năm rước Mẫu ta còn đi xem.
Ai về nhắn với chị em
Bảo nhau dắt díu đi xem hội này.

lễ hội phủ giày 1

Hội phủ Giầy còn được xem là giỗ Mẹ đối với đồng bào sống ở lưu vực sông Hồng, miền đồng bằng Bắc bộ với biển lúa bát ngát màu xanh.

Truyền Kỳ Về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Phủ Giầy xưa kia có tên cổ là Kẻ Giầy. Từ khi bà Liễu Hạnh được suy tôn là Mẫu nghi thiên hạ, Chế Thắng Hoà điệu Đại Vương và được sắc phong là Thượng Đẳng với linh thần thì Kẻ Giầy được đổi thành Phủ Giầy. Tuy nhiên có tuyết cho ràng tên “Phủ Giầy” bắt nguồn từ sự tích bà chúa Liễu giáng trần lần thứ hai, đã tặng cho nhà vua đường thời (triều Lê) một đôi giầy khi vua ghé thăm quê hương trần thế của bà.

Theo truyền thuyết, bà Liễu Hạnh nguyên là công chúa Quỳnh Hoa, con gái Ngọc Hoàng vì lỡ tay đánh vỡ chén ngọc mà phải giáng trần vào năm 1557. Quỳnh Hoa công chúa đầu thai vào một gia đình có giáo dục, rất tích đức mà người chủ gia đình này tên là Lê Thái Công.

thánh mẫu liễu hạnh

Công chúa trở thành Giáng Tiên, một người con gái tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú. Giáng Tiêng cùng chồng là Đào Lan và các bậc danh nho như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan nhiều lần xướng hoạ thi văn.
Cũng Tương truyền rằng về sau khi nương nhờ cửa phật, Giáng Tiên tức Liễu Hạnh có công phù triều triều đình dẹp yên giặc, giúp đỡ dân trừ dịch. Bà Liễu Hạnh đi nhiều nơi, đến đâu cũng làm điều thiện nên nhân dân tôn vinh làm Thánh Mẫu, gọi là Mẫu Liễu và lập đền thờ.

Tuy nhiên chỗ chính là Phủ Giầy, là nơi Mẫu sinh ra. Còn một nơi nữa cũng được gọi là Phủ, đó là Phủ Tây Hồ ở Hà Nội. Tại nơi này Mẫu đã mấy lần bình hoạ thi văn qua lại với các bậc danh nho. Sau đó, không biết từ bao giờ và do đâu mà bà Liễu Hạnh được xếp vào hàng bốn vị thần bất tử cùng Thánh Gióng, thần Tản Viên và Tiên Chử Đồng Tử.

Ở Phủ Giầy có 3 bộ kiến trúc liên quan mật thiết tới Liễu Hạnh là Phủ Thiên Hương (Phủ Chính), Phủ Vân Cát và Lăng Chúa Liễu.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946