Administrator

Tin tức - 02/09/2019 - 799 Lượt xem

Thăm Quan Thắng Cảnh Hồ Gươm Huyền Thoại Tại Hà Nội

Hồ Gươm còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm là một trong những thắng cảnh đẹp nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội. Hồ là biểu tượng lịch sử, văn hoá của Hà Nội là điểm đến thăm quan mà nhiều du khách yêu thích khi du lịch Hà Nội. Hồ được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Nằm ở vị trí đắc địa là nơi liên kết giữa các khu phố cổ như Hàng Ngang, Cầu Gỗ, Hàng Đào, Lương Văn Can… Các phố Tây là nhà thờ Tràng Thi, Hàng Bài, Tràng Tiền… nên hồ Gươm thu hút nhiều du khách đến thăm quan.

Khung cảnh hồ Gươm đẹp thơ mộng, những ngôi đền, chùa cổ kính, hồ là một khoảng không gian xanh, thanh bình giữa lòng thủ đô náo nhiệt. Nhiều du khách thích thú khi được đi tản bộ bên bờ hồ, khám phá những quần thể di tích nghìn năm văn hiến. Sau đây là những thông tin hữu ích dành cho du khách có ý định thăm quan hồ Gươm huyền thoại.

I. Giới Thiệu Hồ Gươm.

hồ gươm

Cách đây trên 1000 năm, sông Hồng còn uốn lượn nhiều khúc quanh co. Dần dần, sông này lùi về phía Đông, để lại một vùng hồ bên trong có hai bãi nổi, người dân xung quanh gọi là núi Ngọc và núi Rùa. Theo truyền thống, người Việt vốn ưa thích sự cân đối,m phải có âm dương, cho nên có nước thì phải có non. Vì nước hồ đều xanh biếc cả 4 mùa trong năm,m có một thời người ta gọi hồ này với tên gọi là Lục Thuỷ.

Tên Hoàn Kiếm hay là hồ Gươm xuất phát từ truyền tích vua Lê Lợi trả gươm cho thần Rùa vào thế kỷ 15. Chuyện kể rằng vào lúc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, người anh hùng áo vải đất Lam Sơn bắt được một chiếc gươm quý. Sau 10 năm chinh chiến đánh thắng giặc xâm lăng, ông về thành Thăng Long và dựng nên triều đại Hậu Lê. Một hôm nhà vua ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thuỷ, chợt thấy một con rùa vàng nổi lên. Ông rút gươm chỉ vào rùa, chợt gươm rời khỏi tay ông và bay tới rùa. Rùa ngậm gươm lặn mất.

Vua Lê Lợi nghĩ rằng rùa thần giúp gươm đánh thắng giặc, nay đã yên bờ cõi rồi nên lấy gươm lại vì vậy vua đặt tên hồ này là Hoàn kiếm, có nghĩa là trả gươm lại.

II. Hướng Dẫn Đi Đến Hồ Gươm.

Với du khách muốn thăm quan hồ, có thể thuê một số khách sạn xung quanh khu vực, chỉ cần đi bộ vài phút là có thể đến được, tại đây bạn có thể khám phá địa danh hấp dẫn như hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, phố đi bộ Hồ Gươm…

Nếu bạn ở xa có thể di chuyển bằng một số phương tiện công cộng như taxi, xe bus. Hiện có nhiều tuyến xe đi qua hồ Hoàn Kiếm như số 09, số 14, 16, với tần suất 15 – 20 phút/chuyến, thời gian hoạt động của các tuyến này là từ 5h05 – 21h05.

Nếu bạn muốn đi taxi, thì nên hỏi giá trước khi lên xe và nên đi những hãng xe uy tín như Mai Linh (024. 38.333.333), Thăng Long ( 024.39.71.71.71)…

III. Địa Điểm Thăm Quan tại Hồ Gươm.

Hồ gươm trước đây rất rộng, chạy dài từ phố Hàng Đào ra tận sông Hồng, khu hàng Chuối, chia làm hai khu Tả Vọng và Hữu Vọng. Nay đất chật người đông, qua thời gian dài hồ đã bị san lấp, chỉ còn phần Tả Vọng và Hữu Vọng. Nay dài hồ đã bị san lấp chỉ còn phần Tả Vọng. Giữa hồ có một gò đất cao gọi là Tháp Rùa, có lẽ vì những con rùa thường lên gò đất này phơi nắng.

Phía Bắc có một cù lao nhỏ, trên có đền Ngọc Sơn được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Nơi đây thờ các vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và 3 vị thánh là Văn Xương, vị thần chăm lo sự nghiệp văn học, Quan Vũ, vị thần coi nghề võ và Lã Tổ, vị thần chăm lo việc chữa bệnh cho dân.

đền ngọc sơn

Tại Đền Ngọc Sơn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt tác in hằn dấu vết thời gian đầy hoài cổ đồng thời ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm.

Cầu Thê Húc: Là một chiếc cầu gỗ đi ra đền Ngọc Sơn, ý nghĩa của tên này là nơi ánh sáng mặt trời ban mai đậu xuống.

cầu thê húc

Khi mới bắt đầu xây cầu, mẫu thiết kế có dạng uốn cong hình con tôm, với vật liệu bằng gỗ thô sơ và sơn màu đỏ, màu biểu tượng của sự sống, phồn vinh, thịnh vượng. Theo tương truyền, vào cuối thế kỷ 19 cầu bị gãy và được xây mới bằng xi măng cốt thép, với sàn, lan can bằng gỗ và giữ lại màu đỏ đặc trưng của ban đầu.

Trong khu vực hòn đảo còn có một ngôi đình nhỏ chỉ có mái và cột, không có tường chung quanh, gọi là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nơi đây thường dành cho các cụ già sum họp bàn luận văn chương. Phía Đông có ngọn tháp Hoa Phong (của chùa Báo Ân, nay chùa không còn nữa vì thời Pháp đã bị phá huỷ hoàn toàn).

Vườn Hoa, Tượng Đài Lý Thái Tổ.

vườn hoa lý thái tổ

Tượng đài vua Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, tại trung tâm thủ đô Hà Nội. Công trình được xây dựng để tưởng nhớ đến công lao vua Lý Thái Tổ, người đã tiên phong trong việc xây dựng kinh thành Thăng Long.

Đây không chỉ là một công trình di sản văn hoá, lịch sử mà vườn hoa Lý Thái Tổ còn là địa điểm mà nhiều du khách đến thăm quan, đi tản bộ vào buổi chiều tà.

Sau khi thăm quan các điểm di tích tại đền Ngọc Sơn, bạn có thể thư thả đi tản bộ ngắm nhìn cảnh bình yên của người dân thủ đô và cảm nhận một Hà Nội rất khác so với hình ảnh tấp nập bon chen trước đây.

Phố Đi Bộ Hồ Gươm.

phố đi bộ hồ gươm

Tuyến phố này mặc dù mới được hoạt động vài năm nhưng trở thành điểm đến lý tưởng cho người dân thủ đô cũng như nhiều khách trong nước và nước ngoài đến du lịch Hà Nội.

Nếu bạn thích đông vui thì có thể đến đây vào 7h tối từ thứ 2 – chủ nhật. Lúc thành phố vừa lên đèn cũng là lúc con phố này trở nên đô vui, với nhiều trò chơi, hoạt động văn hoá sôi nổi.

Nhiều màn biểu diễn văn nghệ với đầy đủ thể loại kèn saxophone, sáo, violon, cải lương, … tạo cảm giác hấp dẫn giữa không gian thoáng đãng.

Cạnh những hoạt động vui chơi náo nhiệt, tại một góc ở phố đi bộ vẫn có những không gian mang nét hoài niệm về Hà Nội cổ với những quầy bán tò he, đèn ông sao, gánh hàng rong, là nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội xưa.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946