Administrator

Tin tức - 13/12/2018 - 439 Lượt xem

Thăm Quan Khu Vực Nuôi Cá Bè – Cù Lao Ông Hổ

Cù Lao Ông Hổ và khu vực nuôi cá bè là hai điểm thăm quan du lịch có hình thức và tính cách khác nhau, nhưng dần dần trở thành một khu vực liên hợp trong xu hướng du khảo văn hoá, lịch sử và kinh tế nhân văn.

Khu vực này năm trên bờ sông Hậu mênh mang chảy qua thành phố Long Xuyên. Ở bến thuyền sát cạnh thành phố, du khách có thể mướn thuyền chạy máy đuôi tôm để đi một vòng quan sát, du ngoạn. Trước bến thuyền là chợ nổi với những ghe trọng tải hàng chục hàng trăm tấn chạy máy, thường chở nhiều hàng hoá, tiêu biểu nhất là trái cây, từ các nơi tụ họp về, trong số có những ghe buôn đưa hàng hoá ở Cà Mau lên.

cù lao ông hổ

Ngược về phía bắc chừng 5km là vùng nuôi cá bè nằm ở phía ngoài cù lao Ông Hổ. Những bè nuôi cá được cất dựng kiên cố, bên trên là ngôi nhà gỗ rộng 5 x 7 m, trang trí như nhà trên đất liền, có đủ phòng ngủ, phòng khách, nhà ăn, nhà bếp. Loại nhà nổi này có đủ tiện nghi về thông tin, liên lạc, giải trí, bao gồm cả điên thoại, tủ lạnh. Phía dưới sàn nhà là “hổ” nuôi cá được vây bọc quanh chắc chắn bằng lưới kẽm.

Loại cây dùng làm nhà bè là thứ gỗ chắc chắn, là gỗ căm xe – thứ gỗ ngày xưa được dùng làm căm xe bò, xe ngựa không mối mọt ăn, hoặc làm cọc cho dây thanh long leo lên – ngôi nhà trên bè được cất chắc chắn không lụp xụp. Có khi ngôi nhà được dùng làm xưởng chế biến, phơi khô cá xung quanh bên ngoài vách, hoặc làm kho chứa, dự trữ các bao thức ăn dành nuôi cá. Cá được nuôi thường lớn con như tra, ba sa… Nhiều nhà bè đứng chung trong một tổ hợp hay công ty sản xuất và xuất khẩu.

Nuôi cá bè là hình thức kinh doanh đặc trưng của ngành ngư nghiệp An Giang trên sông nước miền tây Nam bộ có quy mô lớn, từ thượng nguồn sông Cửu Long ở Châu Đốc xuống vùng cù lao Ông Hổ.

Cù lao này hiện là xã Mỹ Hoà Hưng, thuộc thành phố Long Xuyên. Nơi đây, thời xưa là vùng lau sậy, chốn cư ngụ của loài hổ, báo. Sau hàng trăm năm phù sa Sông Hậu bồi đắp liên tục, đất cù lao được màu mỡ, người xưa mới lập ra ấp xã, trồng trọt cày cấy nhưng vẫn quen gọi là cù lao ông hổ với sự nể nang, quen sợ sệt chúa sơn lâm.

cù lao ông hổ 1

Đây chính là quê hương của chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ngày nay, ấp Mỹ An trên cù lao này còn ngôi nhà gỗ, nơi gìn giữ những kỷ niệm về chủ tịch, trong một khuôn viên cây trái xum xuê. Ngôi nhà này được cụ Tôn Đức Văn Đề, thân sinh bác Tôn xây dựng từ năm 1887.

Ngôi nhà được cất theo hình chữ Quốc (Hán tự) rộng 12m x 13m, nền sàn lót ván thau lau, mái lợp ngói ống, gồm ba gian, hai chái. Bên trong ngôi nhà còn giữ hai tấm ảnh thân sinh bác Tôn, một bộ ván ngựa của bác Tôn khi còn niên thiếu đã nằm và một đôi giày “hàm ếch” bác đen cho người em trai tên Tôn Đức Nhung.

Phía sau ngôi nhà hai mộ của hai cụ Tôn Văn Đề và Nguyễn Thị Di. phía trái ngôi nhà là hai bụi tre gai do cụ ông thân sinh của bác trồng, hiện vẫn còn.

Đến nay, ngôi nhà vẫn còn nguyên chổ cũ, được người em trai của bác Tôn là ông Tôn Đức Nhung sữa chữa vào năm 1938, trông nm và bảo quản, dùng thờ phụng tổ tiên.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946