Administrator

Tin tức - 30/08/2019 - 382 Lượt xem

Thăm Quan Di Tích Hoàng Thành Thăng Long Huyền Thoại

Hoàng Thành Thăng Long là một công trình kiến trúc, di tích lịch sử của Kinh Thành Thăng Long, công trình được khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ VII vào thời Đinh tiếp tục trùng tu qua các triều đại Tiền Lê, thịnh vượng ở triều Lý, Trần, Lê và trở thành Hà Nội tại triều Nguyễn.

Được nhiều người biết đến là công trình kiến trúc đồ sộ, là di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển của đất nước Việt nam. Hiện Hoàng Thành Thăng Long được tổ chức UNESCO công nhận là di tích văn hoá của thế giới. Dưới đây là những thông tin hữu ích cho du khách hành trình thăm quan Hoàng Thành Thăng Long.

I. Giới Thiệu Về Di Tích Hoàng Thành Thăng Long.

Là công trình di tích nằm trên địa bàn phường Điện Biên và phường Quán Thánh, quận Ba Đình, tp Hà Nội. Tổng diện tích khu di tích là 18.395ha gồm khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và nhiều di tích còn sót lại của Thành Cổ Hà Nội như: cột cờ Hà Nội, Điện Kính Thiên, Bắc môn, Hậu Lâu, tường thành…

Cụm di tích này được giới hạn bởi một số tuyến đường phía Phan Đình Phùng, Bắc Sơn, Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, Độc Lập, Nguyễn Tri Phương. Là một trong những điểm thăm quan hấp dẫn trong hành trình du lịch Hà Nội của du khách.

II. Hướng Dẫn Đi Đến Hoàng Thành Thăng Long.

Hiện Di tích Hoàng Thành Thăng Long ở địa chỉ số 19C Hoàng Diệu và đây là cổng chính dành cho khách thăm quan. Vì nằm ở trung tâm thủ đô nên bạn có thể đi đến bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe đạp, ô tô, xe bus (tuyến 22, dừng tại Hoàng Thành)

III. Giá Vé Vào Cổng Hoàng Thành Thăng Long.

Thời gian mở cửa từ thứ 3 – chủ nhật. Thời gian sáng 8h00 – 11h30, chiều 14h00 – 17h00 với giá vé 30k đồng/lượt, đối với học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (có thể sv, hs), người cao tuổi 60 tuổi trở lên 15kđ/lượt.
Trẻ em dưới 15 tuổi, người có công cách mạng miễn phí vào cửa.

IV. Địa Điểm Thăm Quan Hoàng Thành Thăng Long.

1. Khu Khảo Cổ.

Là những di tích một phần bên dưới cùng còn sót lại của Thành Đại La, tại thời Cao Biền, nhà Đường, tầng trên là cung điện của nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một phần của trung tâm toà thành tỉnh Hà Nội vào thế kỷ 19.

2. Điện Kính Thiên.

điện kính thiên

Là trung tâm di tích, hạt nhân chính trong tổng thể khu di tích lịch sử thành cổ Hà Nội. Khi du khách thăm quan Hoàng Thành Hà Nội sẽ thấy phía trước điện kính thiên là Đoan Môn rồi đến cột cờ Hà Nội, phía sau là Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai bên đông tây có tường bao, nơi đây có cửa ra vào.

Những di tích còn sót lại của điện là khu nền cũ. Phía nam điện có hàng lan can cao 1m. Mặt trước hướng chính nam của điện kính thiên là hệ thống bậc lên bằng những phiến đá hộp lớn. Thềm điện nơi đây gồm 10 bậc, 4 rồng đá chia thành 3 lối lên rất đồng đều tạo thành thềm rồng.

Bốn con rồng đá được các bậc thầy thời lê chạm trỗ công phu. Đây được đánh giá là di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Những con rồng được chạm trỗ bằng đá xanh, đầu nhô cao, đầu to, mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn, miệng ngậm hạt ngọc. Trên lưng có đườn vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.

3. Bắc Môn.

Có nghĩa là cửa hướng Bắc. Đây là cổng duy nhất còn lại của khu Hoàng Thành của Thành Hà Nội thời Nguyễn, có chức năng tạo lối thông thương qua lại giữa Hoàng Thành, là khu triều chính với Kinh Thành, là khu cư dân. Xưa bên ngoài Hoàng Thành còn có kênh rộng khoảng 20m.

Việc trùng tu tôn tạo Bắc môn đã hoàn tất và nơi đây là điểm thăm quan du lịch. Vết tích quả đạn pháo từ tàu chiến Pháp bắn vào ngày 25/4/1873, sau hơn 130 năm vẫn còn dấu trên mặt tường phía ngoài cửa chính. Hai cánh cổng bằng gỗ cũng được trùng tu, diện tích mỗi cánh 12,2m2, trọng lượng khoảng 16 tấn, di chuyển trên bánh xe bằng đồng nặng chừng 80kg.

4. Hậu Lâu. 

hậu lâu

Là một toà lầu xây ở sau cụm kiến trúc chính – Hành cung của thành Hà Nội. Hậu Lâu nằm ở phía sau, cũng là phía Bắc của Hành cung. Còn có tê là Tĩnh Bắc lâu vì theo quan niệm phong thuỷ, ngôi lầu này sẽ giữ yên bình phía Bắc cho Hành cung. Hậu lâu còn có một tên khác nữa là Lầu Công Chúa vì theo lời truyền, xưa kia mỗi khi vua đi tuần du thì lầu này dùng làm nơi nghỉ ngơi cho công chúa.

5. Đoan Môn.

hoàng thành thăng long

Là cổng duy nhất nối Cung thành với Hoàng Thành. Cấu trúc theo kiểu tam quan cửa vòm cuốn. Cửa chính dành cho vua. Hai cửa hai bên dành cho các quan trong triều. Bên trên có vọng lâu được xây kiên cố bằng gạch, đá. Từ tháng 10 năm 2001, cổng này được mở để đón du khách thăm quan.

6. Cột cờ.

cột cờ

Được xây dưới triều vua Gia Long vào năm 1812, là một trong những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn, nằm trong khuôn viên Viện Bảo tàng lịch sử quân sự.

Cột cờ có ba tầng bệ. Thân cột và hệ thống cầu thang xoáy ốc bên trong. Ba tầng dưới là ba khối chóp vuông cụt xây chồng lên nhau dưới to trên nhỏ. Trên cùng là thân cột cao khoảng 20m khối lục lăng. Đỉnh cột khối bát giác có trụ để cắm cờ.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946