Administrator

Tin tức - 28/11/2018 - 359 Lượt xem

Tâm Linh Người Minh Hương Tại Nam Bộ

Người Minh Hương được hiểu là người có quê hương từ Trung Quốc, di cư đến Việt Nam trong những triều đại nhà Minh. Miếu Thiên Hậu được người Minh Hương xây dựng khoảng 250 năm về trước. So những điều ghi ở bia đá trong chùa kể trên một số truyền thuyết về Bà ở các chùa khác thì ít nhiều khác biệt. Tuy nhiên người Hoa ca ngợi, suy tôn bà là một người phụ nữ có đức hạnh, hiếu thảo, thường xả thân cứu người đời,m khi chết hiển linh, được triều đại phong kiến trung quốc phong tặng.

người minh hương

Đề cao Bà Thiên Hậu, ngưỡng mộ và phụng thờ Bà như một vị hiển thánh, người Hoa muốn thông qua tấm gương của bà để giáo dục cộng đồng mình hãy học tập đức nhân hậu, lòng hiếu thuận của bà và cách sống có đạo nghĩa.

Hơn nữa, trên con đường vượt trùng dương diệu vợi với sóng gió gian nguy ngoài khơi xa, đi về hướng Nam để định cư lập nghiệp khá truân chuyên, Người Minh hương luôn cầu nguyện bà giúp đỡ độ trì. Sau khi đã định cư, ổn định đời sống, được sum họp đông vui êm ấm, làm ăn thịnh vượn trên đất nước Việt Nam, quê hương thứ 2 của ọ, họ cùng nhau lập đền thờ để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với bà Thiên Hậu.

Từ truyền thuyết dân gian đã chuyển hoá thành tín ngưỡng, Bà Thiên Hậu được nhiều thế hệ kế tục sau phụng thờ khói hương, tôn kính ở nhiều nơi.

Trãi qua nhiều thời kỳ, chùa Bà Thiên Hậu đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh không chỉ với người Hoa thuộc các bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và người Hệ. Nhiều người Việt cũng bị ảnh hưởng, do phố kết hôn nhân hay do tương quan sinh hoạt làm ăn buôn bán với người Hoa thường đến cúng bái chùa, tham gia lễ hội, ngày tết hàng năm, cũng với lòng thành kính chân tình. Điều này đã minh chứng về tinh thần đoàn kết giữ các cộng đồng Hoa – Việt và sự gần gũi tín ngưỡng đã được hình thành trong quá trình khai phá vùng đất mới.

Được xây dựng tương đối khá sớm so với nhiều chùa người Hoa khác trong thành phố, trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Bà Thiên Hậu vẫn giữ được phong cách của một ngôi chùa Hoa, từ cách bố trí mặt bằng đường nét kiến trúc với cửa vào, mái ngói, nóc chùa,… cho đến tổ hợp điện thờ, hành lang, sân Thiên Tĩnh,… cùng nghệ thuật trang trí bên trọng.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946