Administrator

Tin tức - 12/12/2018 - 453 Lượt xem

Sự Phát Triển Tỉnh An Giang Trong Nhiều Lĩnh Vực

An Giang là một trong những tỉnh phát triển của đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến du ngoạn này vừa là dã ngoại khám phá vừa là du khảo. Muốn đến An Giang, trước nhất hãy tới thành phố Long Xuyên, trung tâm tỉnh bằng một trong hai ngả Cao lãnh hoặc Sa Đéc, nếu từ thành phố Hồ Chí Minh. Cũng có thể từ thành phố Cần Thơ hoặc Rạch Giá lên.

tỉnh an giang

Nhưng điều cần làm trước nhất là chọn mục tiêu. Vì tỉnh An Giang có lắm điều cần biết về sinh hoạt quần chúng, văn hoá lịch sử, và những điều kiện nghỉ ngơi, tham quan cũng như đặc sản ẩm thực…

An Giang là tỉnh có nhiều núi non ở phía bắc, cận biên giới Việt Nam – Campuchia nên có những chương trình du lịch miền núi kể ra cũng khá hấp dẫn. Vùng Bảy Núi (Thất Sơn) nay vẫn còn là nơi mà mọi người ở xa chưa hiểu rõ, có ấn tượng về u linh và muốn tìm biết những kỳ tích được loan truyền từ xa xưa.

Tỉnh An Giang có đường biên giới dài, thuộc vùng bắc đồng bằng sông Cửu Long, vị trí ở ngay chổ sông Mê kông, bắt đầu đổ vào lãnh thổ nước ta và chia ra làm hai dòng chảy rộng lớn thoát ra đại dương.

Là vùng đồng bằng phù sa, có nước nổi hàng năm, lại có khu núi nhỏ đầy huyền thoại dài 39km, rộng 13km được gọi là Thất Sơn, sinh hoạt nông nghiệp rất đặc trưng mà hiệu quả diệu kỳ. Vùng nước nổi này xưa kia chỉ chuyên canh một vụ với các truyền thống sạ lúa. Lúa trồng ở vùng này là giống lúa nổi. Nước dâng cao bao nhiêu thì lúa vươn cao vượt theo bấy nhiêu.

Sạ là vãi lúa giống ra cho chúng tự mọc lên theo mặt nước dâng, không phải cấy lại và khi thu hoạch, người ta phải dùng xuồng chèo đi cắt lúa, không phải cắt gặt như các vùng ruộng cao, ít nước. Nay có địa phương đã tăng lên hai hoặc ba vụ trong năm bằng giống lúa mới xen canh với giống lúa nổi truyền thống.

Tỉnh An Giang còn đứng đầu cả nước về sản lượng lúa và nuôi cá bè nhiều nhất.

Về thuỷ sản: diện tích ao hồ nuôi cá được 1171 hecta, số lượng bè nuôi cá lên tới 3.504 cái, thu hoạch sản lượng cá các loại cả năm được 152.508 tấn.

Nhờ có cá đồng nhiều, ăn không hết, người dân tỉnh An Giang làm mắm, phát triển ngành sản xuất đặc thfu về nguồn thực phẩm dự trữ tại Châu Đốc, dưới nhiều dạng hình và chủng loại. Các loại mắm đồng An Giang khá nổi tiếng, nhất là mắm lóc, mắm sặc. Nước mắm cá đồng An Giang cũng là đặc sản khá hấp dẫn khẩu vị. Mắm Châu Đốc là thứ mà mọi du khách trong nước không bao giờ quên.

Tỉnh An Giang từ xưa còn nổi tiếng với những đặc sản khác như lãnh (lụa) Tân Châu, bánh phồng Phú Tân, đường Thốt Nốt, khô bò Châu Đốc. Những thứ được coi là hàng ăn vặt như Trái Ấu (hình dáng đen con như sừng trâu, sinh trưởng dưới nước có hương vị ngọt như củ năng mà bột bùi như hột mít, ăn rất mát, có giá trị dinh dưỡng cao), trái và đường bánh tròn của cây thốt nốt, xoài tượng, vũ sữa, bắp ngô, các thức ăn địa phương như bánh tằng bì nước cốt dừa, cháo vịt xiêm nấu với đậu xanh nước cốt dừa bánh cống, bánh giá,..v.v.v.. đều làm khoái khẩu mọi du khách, hài lòng tất cả mọi người vì đây là những thức ăn ngon lại vừa rẻ, giản tiện.

tỉnh an giang 1

Nằm trong vùng trũng, đầu nguồn nước đổ, tỉnh An Giang hàng năm có cơ nước lũ, hình thành “mùa nước lũ” kéo dài từ hai tháng rưỡi đến năm tháng.

An Giang còn là một tinth tập hợp đến 17 dân tộc sinh sống, đông nhất vẫn là Việt (94,3%). Khmer (4,07%), Chăm (0,65%), Hoa (1,009%). Mỗi một dân tộc đều có sinh hoạt, văn hoá, tính ngưỡng, lễ hội riêng. Các tôn giáo ở An Giang gồm phật giáo, cao đài Giáo, thiên chúa giáo, Hồi Giáo và đạo hoà Hảo. Người Khmer sống nhiều ở vùng núi hai huyện tỉnh biên và Tri Tôn, thường tổ chức lớn lễ hội vui nhộn sau các vụ mùa thu hoạch xong như đua bò, tết Chol Chnam Thmay, Dolta, lễ cúng trăng và đua ghe ngo. Người Chăm sống tập trung ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân có các lễ hội Romadol, Roya Hadji… Người Việt có lễ hội lớn nhất là lễ Vía Bà Chúa SứNúi Sam Châu Đốc và lễ hội tưởng niệm Nguyễn Trung Trực.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946