Administrator

Tin tức - 16/11/2018 - 515 Lượt xem

Quá Trình Hoàn Thành Kênh Vĩnh Tế Kỳ Quan Thế Kỷ 19

Kênh Vĩnh Tế xây dựng tốn nhiều mồ hôi xương máu của người dân Nam bộ qua thời gian dài. Thi công nửa chừng, vua Gia Long băng hà, vua Minh Mạng nối ngôi, con kênh đào nhằm lúc vấp phải nhiều trở ngại lớn về thời tiết.

Năm 1823, tổng trấn thành Gia Định là Lê Văn Duyệt được lệnh chỉ huy trực tiếp công trình. Qua năm sau, 1824 trấn thủ Vĩnh Thanh Nguyễn Văn Thoại trở lại nhiệm vụ đôn đốc đào kênh và hoàn tất.

kênh vĩnh tế kỳ quan thế kỷ 19

Sau 5 năm gian khổ, con kênh đào hoàn thành với chiều dài 90 Km, thẳng tắp nối Châu Đốc và Hà Tiên. Tướng quân Nguyễn Văn Thoại được ân thưởng. Vùa Minh Mạng cho phép ông lấy tên phu nhân có công lớn là Vĩnh Tế đặt cho con kênh đào dài lớn nhất nam bộ: kênh Vĩnh Tế được mọi người nhắc đến từ đó. Đây cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho một bạc phu nhân hết mình tận lực cùng đất nước.

Kênh Vĩnh Tế trở thành dòng sông huyết mạch cho miền Tây Nam bộ, làm điều hoà vùng đất, giảm mặn, giúp cho cây trái hoa màu tốt tươi, hàng hoá lưu thông thuậ lợi nhanh chóng, cả một vùng trũng ngập với một triệu mẫu tây (hecta) đất đai mặn phèn trở lại phì nhiêu nhờ Kênh Vĩnh Tế thoát nước, đổi ngọt và đắp phù sa.

Tại sân thế miếu, khu Đại Nội của triều nguyễn ở kinh đô Huế, kênh Vĩnh Tế được chạm hình vào Cao Đỉnh, một trong chín đỉnh đồng quốc bảo, với tính cách là một kỳ quan của đất nước.

Ngày nay, khi xuôi ngược trên dòng kênh đào này, ai ai cũng đều tưởng nhớ đến kỳ công của quân dân thời trước và cũng nhớ ơn đức của hai vợ chồng tướng quân Nguyễn Văn Thoại, là những người đã đem lại điều tốt lành, khai triển đời sống cho hàng chục triệu người dân miền tây nam bộ từ gần 200 năm qua.

Con kênh đào bằng sức người ấy cũng là chúng cớ hùng hồn của bàn tay lao động vạn năng, của ý chí khắc phục gian khổ, và vươn lên tầm cao cuộc sống để đổi đời ngoạn mục ở vùng đất vào thuở mới khai phá đó. Bây giờ con kênh này đã trở thành một dòng sông âm vang bất tuyệt.

Nghĩa Trũng Trang.

Tướng quân Nguyễn Văn Thoại có nỗi buồn sau khi Kênh Vĩnh Tế đã đào xong. Ông nghĩ tới những thường dân đã bỏ mạng trong lúc tham gia đào kênh. Ông cho người đi lượm nhặt hài cốt của họ đem về an táng trong “Nghĩa Trũng Trang” ở Núi Sam, nơi sau này ông nằm xuống, dân địa phương xây lăng mộ cho ông. Ông mãi mãi nằm bên cạnh họ.

Có hơn 50 ngôi mộ của những người dân binh đào kênh bỏ mình ngày xưa vẫn còn tới bây giờ, gần lăng Nguyễn Văn Thoại trên triền núi Sam cạnh dòng kênh Vĩnh Tế hiền lành. Bên cạnh là mộ chí của ông và 2 bà vợ. Ông thường nói khi còn sống: “Họ đã chết vì nghĩa” Ông cũng đã ban chức tước cho những người có công trong nhiệm vụ khó khăn này. Tiếp theo ông dựng bia.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946