Administrator

Tin tức - 04/04/2019 - 489 Lượt xem

Phương Hướng Phát Triển Ngành Du Lịch Việt Nam Năm 2019

Du lịch là một ngành công nghiệp không khói giúp mang lại nguồn thu nhập lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nước Việt Nam trong năm 2019 đang có định hướng phát triển du lịch theo hướng Tourismology.

Tourrismolygy là khuynh hướng phát triển du lịch trong đó lấy sản phẩm du lịch làm đối tượng trung tâm của mọi hoạt động du lịch (cũng có thể nói đây là cách tiếp cận du lịch học từ khía cạnh chung). Tất nhiên, sản phẩm du lịch được tạo ra, trước hết là nhằm thoả mãn nhu cầu chính đáng của du khách (những nhu cầu của du khách không tổn hại xâm hại đến môi trường, con người, đạo đức, chính trị, luật pháp của nước sở tại,…).

Định Hướng Phát Triển Ngành Du Lich Việt.

Khuynh hướng Tourismology xem trọng mặt phát huy giá trị của tài nguyên du lịch của các nước sở tại nhằm tạo nên những sản phẩm tài nguyên du lịch độc đáo, đặc thù của từng vùng miền, quốc gia, khu vực để thu hút du khách đến thăm quan, tận hưởng cái độc đáo, cái kỳ vĩ của thiên nhiên, cái khác lạ về mặt văn hoá.

phát triển du lịch

Theo một số chuyên gia du lịch, Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch (cả tự nhiên và văn hoá) đa dạng, phong phú, hấp dẫn, độc đáo thế nhưng chúng ta dường như đang lẫn lộn giữa tài nguyên du lịch (tourism resources) và sản phẩm du lịch (tourism products). Hiện nay, Việt Nam hiện đang khai thác tài nguyên du lịch thô, bán tài nguyên sẵn có để thu hút du lịch và phát triển du lich Việt Nam và đây là vấn đề còn chư ổn với ngành du lịch nước ta.

Tourismology liên hệ chặt chẽ đến không gian địa lý nơi du khách đặt chân đến, liên hệ đến cộng đồng địa phương tại các điểm đến cùng văn hoá của họ. Để có thể xây dựng phát triển du lịch, tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, duy nhất (unique), đặc thù (specific) hoặc sản phẩm du lịch chủ lực, các nhà du lịch học (touristologist) đã dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch kết hợp với khoa học, công nghệ hiện đại, kết hợp với khoa học, công nghệ hiện đại, kết hợp với cơ sở hạ tầng – kỹ thuật du lịch và các phương tiện vận chuyển hiện đại chuyên phục vụ du khách.

Ví dụ: như tàu biển, máy bay siêu âm hiện đại, xe lửa sang trọng, xe đoàn được thiết kế chuyên biệt để phục vụ du khách tốt nhất, an toàn nhất) kết hợp với dịch vụ du lịch và nhân sự làm việc trong ngành du lịch được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp).

Quản Lý Phát Triển Du Lịch Việt Nam

Theo phó GS. TS. Huỳnh Quốc Thắng, Việt Nam hiện đang thiếu những chuyên gia đầu ngành về quản lý du lịch, quy hoạch du lịch, khai thác du lịch, quảng bá du lịch. Hướng đi khả dĩ cho du lịch Việt Nam là Tourismology.

Chúng ta sẽ phát huy những tiềm năng du lịch vốn có về tự nhiên và văn hoá, con người để tạo ra những sản phẩm du lịch tốt nhất chứ không phải chạy theo mọi nhu cầu của du khách và cố gắng làm hài lòng họ mà bất chấp những giới hạn về an ninh quốc gia, an toàn xã hội, đạo đức vốn có của dân tộc.

Nói tóm lại, chúng ta không nên đánh đổi hy sinh nhiều thứ vốn quý của dân tộc để phát triển ngành du lich bằng mọi giá (không chạy theo chỉ số phát triển kinh tế duy nhất mà cần chú ý đến chỉ số phát triển con người – HDI).

Các nguyên tắc phát triển du lịch (Điều 4, Luật du lịch, 2017) đã nói lên điều đó: Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch. Tuy nhiên, chúng tôi cũng trăn trở là làm sao để ngành du lịch Việt phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.

Chúng ta sống trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng và khó dự đoán được điều gì, nhưng có một điều chắc chắn là sẽ có người thắng cuộc và kẻ bại trận trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Nếu chúng ta không biết nắm bắt những cơ hội và hoá giải thách thức thì chắc chắn ngành du lịch Việt Nam sẽ bại trận ngay chính trên sân nhà trong xu thế toàn cầu hoá và họi nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay.

Du lịch là một ngành kinh tế rất nhạy cảm với những thay đổi và chiu tác động sâu sắc, toàn diện của tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, an toàn của quốc gia, quốc tế và thậm chí từ những dịch bệnh vừa mới manh nha.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946