Administrator

Tin tức - 04/04/2019 - 681 Lượt xem

Cơ Hội Và Thách Thức Của Ngành Du Lịch Việt Nam

Trong năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn và cũng là thách thức cam go trong thời kỳ hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng sâu, rộng. Theo nguồn tin báo cáo, sự tác động kinh tế của Du Lịch và lữ hành ở Việt Nam năm 2017, của tổ chức lữ hành thế giới (WTTC) chia sẻ: tổng đóng góp của ngành du lịch Việt Nam vào GDP là 18,4 tỷ đô, chiếm 9,1% GDP.

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006, gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, tham gia ký kết hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và năm 2018. Đây được xem là cơ hội lớn của kinh tế Việt Nam và cũng là thách thức lớn, mới đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành du lịch. Hơn thế nữa, ngành du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

du lịch việt nam

Ngành du lịch thế giới đã xuất hiện từ lâu. Hiện nay, du lịch học trên thế giới phát triển theo hai hướng: một hướng lấy du khách làm trung tâm, thuật ngữ tiếng anh gọi là Touristology và một hướng khác lấy sản phẩm du lịch làm trung tâm, tiếng anh gọi là Tourismology. Chúng tôi thử bàn về nhận thức luận du lịch học (Epistemolygy of Tourism ) theo hai khuynh hướng trên.

Touristology là gì ?

Du lịch là hoạt động thường xuyên của con người khi có một thời gian nhàn rỗi, có vật lực và nhu cầu khám phá thế giới tự nhiên và văn hoá ngoài cộng đồng mà mình đang sống nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính những người tham gia vào hoạt động du lịch.

Du lịch có chức năng điều hoà cuộc sống của con người, giảm stress, tăng cường và phục hồi sức khoẻ, đem lại sức sáng tạo trong công việc, bao dung với những con người khác, nên văn hoá khác. Du lịch ngày càng gắn liền với đời sống của con ngừoi và trở thành một nhu cầu cơ bản không thể thiếu cảu con người trong thời đại ngày nay.

Tourislogy là khuynh hướng phát triển du lịch trong đó, du khách được xem là đối tượng trung tâm của mọi hoạt động du lịch (cũng có thể gọi đây là cách tiếp cận du lịch học từ khía cạnh cầu). Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch (gọi tắt là chủ thể du lịch) và luôn đóng vai trò là trung tâm của ngành du lịch Việt Nam.

Du khách là chổ dựa khách quan cho sự phát triển của ngành du lịch (hiện đại), là đối tượng chủ yếu và là xuất phát điểm cơ bản của kinh doanh du lịch, phục vụ của ngành du lịch, đồng thời là chổ dựa chủ yếu để các hãng lữ hành tồn tại và phát triển. Nếu không có khách du lịch thì chắc chắn sẽ không có ngành du lịch ra đời như một guồng máy sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ.

Phát triển du lịch theo hướng Touristology, chúng ta chúng ta có thể lấy trường hợp Thái Lan và Hà Lan làm thí dụ: họ cố gắng đáp ứng tất cả các nhu cầu của du khách, kể cả nhu cầu về tình dục. Thái Lan hiện nay đã đứng đầu các nước đông nam Á về lượng khách du lịch quốc tế với con số hơn 30 triệu người (năm 2016). Đây là con số rất ấn tượng và mơ ước của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Với việc hướng theo Touristolygy, Thái Lan cũng đang phải trả giá về nhiều mặt xã hội, trong đó có sức khoẻ của cộng đồng.

Ngay cả UNWTO cũng không đồng thuận với du lịch tình dục (sex tour), đặc biệt là với trẻ em: “sự khám phá của loài người dù dưới hình thức nào, cá biệt là tình dục, đặc biệt là áp dụng với trẻ em, sẽ xung đột với các mục tiêu cơ bản của du lịch là mặt trái của ngành du lịch; như vậy, sự phù hợp với luật pháp quốc tế, cần phải hăng hái đấu tranh với sự hợp tác với tất cả các nước có liên quan và phải bị trừng trị không khoan nhượng bởi luật pháp quốc gia ở cả tại các quốc gia mà du khách đến thăm quan và quốc gia cảu du khách, ngay cả khi họ thực hiện bên ngoài lãnh thổ của họ.

Hơn thế nữa, UNWTO cũng khuyến cáo, các phương tiện truyền thông không nên quảng bá cho du lịch vì mục đích tình dục. Tuy nhiên, ở các nước phát triển cao về du lịch, đặt biệt là Tây Âu, không phải quốc gia nào cũng cổ Xuý cho du lịch vì mục đích tình dục.

Hofstede và cộng sự trong công trình văn hoá và tổ chức phần mềm tư duy cho rằng: “ở đất nước nữ tính theo đạo Phật là Thái Lan, việc sở hữu gái điếm ít bị miệt thị hơn ở phương Tây. Ở Thuỵ Điểm, quốc gia đề cao nữ quyền (Feminism), có nhiều giá trị nữ giới hơn, mại dâm bị cấm và những người khách mua dâm phải chịu phát chứ không phải là người bán dâm. Theo UNWTo, du lịch vì mục đích tôn giáo, y tế, giáo dục và giao lưu văn hoá và ngôn ngữ là hình thức đặc biệt có lợi của du lịch, đáng được khích lệ.

Ngoài ra, trong thuật ngữ Touristology còn hàm ý là nghệ thuật và khoa học về du lịch năng động, đầy hứa hẹn cải thiện chất lượng cuộc sống, quan hệ quốc tế. Chúng ta biết rằng du lịch nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống cả về chất lẫn về lượng, về vật chất cũng như về tinh thần. Và đây là điều quá rõ ràng, không cần phải bàn cãi nhiều về một số chức năng của du lịch như nhiều nhà nghiêm cứu và công trình đã thảo luận.

Nhìn chung, đây là thuật ngữ mang tính chất thao tác (working defination) để giải quyết các vấn đề lý luận trong khoa học về du lịch.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946