Administrator

Tin tức - 09/08/2019 - 384 Lượt xem

Những Lễ Hội Việt Nam – Lễ Hội 3 Miền Đất Nước Việt Nam

Đất nước Việt Nam không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, một nền văn hoá đầy bản sắc dân tộc. Nhờ vậy mà lễ hội Việt Nam phong phú đa dạng của 65 dân tộc anh em sống dọc khắp đất nước, những điều kiện này sẽ thu hút du khách khắp nơi đến thăm quan, tìm hiểu về nền văn hoá độc đáo này.

Dưới đây là một số lễ hội Việt Nam tại khắp mọi miền đất nước bạn có thể tham khảo.

1. Lễ hội Hạ Thuỷ.

lễ hội hạ thuỷ

Lễ hội được tổ chức tại bãi biển xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh vào dịp sau tết Nguyên Đán. Cũng như hội đua thuyền tại địa phương trong lễ hội hạ thuỷ người dân Cẩm Nhượng cầu thần biển phù hộ cho ngư dân được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều cá tôm và sức khoẻ, dẻo dai trong cuộc sống.

2. Hội Xuân Điển.

Lễ hội được tổ chức tại làng Phan Xá, Lợi Xá, xã ích Hậu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch. Lễ hội này diễn ra rất trọng thể với các nghi thức quốc lễ để tưởng nhớ công lao của thần Tam Lang giúp quân Đại Việt đánh thắng giặc ngoại xâm.

Trong lễ hội, người dân tổ chức nghi thức hát tụng thần, hát chèo, tuồng, thi nấu ăn và cứ ba năm một lần mỗi làng còn tổ chức cuộc đua thuyền rồng và rước thần Tam Lang trên kênh trước đền một cách trọng thể. Có dịp du lịch Hà Tĩnh bạn có thể trải nghiệm lễ hội đặc sắc này.

3. Hội Chiêu Trưng.

Lễ hội được tổ chức ở đền Chiêu Trưng, xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày mồng 2 tháng 5 âm lịch. Nhân dân trong vùng đến dân hương và lễ vật để tưởng niệm ngày mất của đại vương chiêu Trưng Lê Khôi người có công lao to lớn đối với xứ sở.

4. Hội Đền Bích Châu.

lễ hội đền bích châu

Trong lễ hội Việt Nam, lễ hội đền Bích Châu còn được gọi là đền Bà Hải. Lễ hội được tổ chức ở đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu thuộc xã Kỳ Ninh ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 11 tháng 2 âm lịch hàng năm. Người dân trong vùng đến dâng hương và lễ vật để tưởng nhớ đến công ơn của vị cung phi Bích Châu triều đại Trần Duệ Tông là người phụ nữ có công lớn đối với quê hương.

5. Hội Chùa hương Tích.

hội chùa hương tích

Lễ hội được tổ chức tại chùa Hương Tích thuộc xã Thiện Lộc ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với việc thờ Phật, chùa Hương Tích còn thờ người con gái của vua Sở Trang Vương. Hàng năm, đến ngày 18 tháng 2 âm lịch, người dân ở nhiều nơi trong huyện đến hội chùa dân hương để cầumong được cuộc sống an lành, sung túc.

6. Hội Bơi Chải Quảng Bình.

Lễ hội được tổ chức hàng năm bằng việc mở hội đua thuyền ở các vùng sông biển. Lễ hội này vốn có bề dày lịch sử được diễn ra từ laau trước thời chúa Nguyễn. Sau này ở mỗi vùng đều tổ chức nhưng không giống nhau. Như ở xã Bảo Ninh trước đây rất lâu người dân tổ chức sáu năm một lần vào những năm Tỵ và Ngọ.

Qua các thời kỳ lễ hội là ở phần kết thúc lễ hội đua thuyền có lễ buông phao để tưởng nhớn những người đã mất trên sông nước. Hội đua thuyền ở huyện Lệ Thuỷ được tổ chức hàng năm vào mùa xuân hoặc vào dịp tháng 5 âm lịch, thời điểm kết thúc vụ mùa.

Từ sau cách mạng tháng 8, hội bơi trải Bảo Ninh và Lệ Thuỷ thường diễn ra vào các dịp lễ quốc khánh mồng 2 tháng 9 được bổ sung một số nét văn hoá nhân văn mới gắn với truyền thống lịch sử – văn hoá của một vùng vốn đã sản sinh một số danh nhân nổi tiếng.

7. Lễ Hội Xên Bản, Xên Mường.

lễ hội việt nam

Hình ảnh: lễ hội Việt Nam – lễ hội Xên Bản.

Đây là lễ hội của người Thái, được tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình trong 3 ngày, đặc biệt là khi hoa ban đã nở trắng trên khắp núi đồi và có tiếng sấm ở đầu nguồn sông Đà. Vào ngày đầu là đám rước từ nhà vị chủ Mường đến đình làng để khấn thần. Đến ngày thứ 2 có cuộc thi bắn cung nỏ để phát hiện người tài giỏi. Qua ngày thứ 3 một số trò chơi được tổ chức như trò tung còn, tìm bạn, thi thổi kèn, thi hát đối…

Lễ hội Xên Bản, Xên Mường được dân tộc Thái tổ chức để cầu mùa, cầu phúc gửi gắm ước vọng một cuộc sống an vui, đồng thời để nam nữ thanh niên Thái có dịp vui chơi, tìm hiểu nhau qua tiếng đàn, tiếng hát ở bản Mường.

8. Lễ Hội Cầu Phúc.

Đây là lễ hội bản Mường thuộc vùng người Thái ở Mai Châu, Hoà Bình được tổ chức để cầu thần phù hộ, cúng rửa lá lúa, xua đuổi thần trùng. Khi dịp lễ hội bắt đầu là lúc các miếu thờ xung quanh bản cũng như miếu thờ thổ công, thổ địa ở từng gia đình được quét dọn sạch sẽ, bờ ruộng, bờ nương cũng được tu sửa và được be cao để đón nước về. Cũng như ở một số lễ hội khác, trong lễ hội cầu phúc, thanh niên nam nữ Thái múa xoè, thi bắn cung nỏ cùng với trống chiêng nổi lên vang rộng cả bản mường.

9. Lễ Hội Pay – Cẩu Nó.

Là lễ hội của bộ tộc Khơ mú, Xính Mùn tỉnh Sơn La cũnglaf một lễ hội định kỳ diễn ra vào khoảng tháng 3 – tháng 4 âm lịch. Bà con gặp nhau thân mật, vui mừng bằng các điệu hát xướng, các trò vui chơi và cũng là dịp cùng nhau uống rượu cần.

10. Lễ Tết Cơm Mới.

lễ hội cơm mới

Hình ảnh: lễ hội Việt Nam, lễ hội tết Cơm mới.

Tết cơm mới của người Khơ mú ở Sơn La, được tổ chức vào sau vụ gặt lúa tháng 10 âm lịch biểu trưng rõ nét sau thời gian người dân lao động vất vả hưởng thụ cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có dịp du lịch Sơn La bạn có thể hoà nhập cùng lễ hội này.

11. Lễ Cầu Mát.

Đây là một lễ hội của người Mường ở tỉnh Hoà Bình. Theo suy nghĩ của người dân tộc Mường, nhà nào bị hoả hoạn chính là do mạch đất của nhà đó quá nóng nên phải làm lễ cầu mát để không bao giờ xảy ra hoả hoạn nữa.

Khi buổi lễ bắt đầu, thầy mo cầu xin bốn vị thần là thần trời, thần đất, thần nước và thần lửa phù hộ cho dân chúng trong bản luôn được mát mẻ. Tiếp đó, một vị lão nông cày một luống quanh bản và một vị khác lấy nước đổ vào đường cày để cho lòng đất mát mẻ.

Lễ cầu mát thường được tổ chức sau khi trong bản đã có một gia đình bị hoả hoạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946