Administrator

Tin tức - 09/10/2019 - 368 Lượt xem

Những Lễ Hội Văn Hoá Đặc Sắc Tại Sơn La

Khi du khách đi du lịch Sơn La, thăm quan những điểm du lịch hấp dẫn, không thể không nhắc đến lễ hội văn hoá Sơn La truyền thống đặc sắc.

Các dân tộc ngụ cư trong tỉnh có bản sắc văn hoá riêng. Dân tộc Thái có chữ viết với hơn 500 bản sách chữ Thái Cổ, những bản tường ca nổi tiếng, với nghề dệt thổ cẩm truyền thống gồm 30 loại hoa văn sắc sảo. Người H’Mông luôn lấy tiếng hát làm đầu trong cuộc sống nhưng lại giỏi nghề rèn đúc khoan nòng súng kíp. Dân tộc Khơ Mú có điệu múa tăng bu, hun mạng thú vị và tài đan mây tre khá tinh xảo. Dân tộc Xinh Mun có tết Hoa Ban khởi sắc.

lễ hội hoa ban sơn la

Vì thế, sinh hoạt văn hoá và đời sống của các cộng đồng ở Sơn La luôn luôn hào hứng. Dưới đây là một vài lễ hội văn hoá Sơn La đặc sắc có sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dân.

1. Lễ Hội Hoa Ban.

lễ hội sơn la

Đây là lễ hội của dân tộc Thái và Xinh Mun. Còn có tên gọi khác là hội Xên Bản, Xên Mường được tổ chức hàng năm vào tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng núi rừng vùng Tây Bắc.

Lễ hội mang tính cầu phúc, cầu mùa. Người dân tộc gửi vào lễ hội những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, ấm no ở bản mường, đồng thời cũng để vui chơi, thi tài, hát giao duyên giữa trai và gái trong đêm trăng sáng một cách hồn nhiên. Nam nữ thanh niên còn rủ nhau đi hái hoa mừng xuân, ca hát, thổi kèn, đánh đàn tính, múa xoè và trao, nhận tình yêu.

2. Tìm bạn, tìm duyên.

lễ hội tìm duyên

Với người Tày, tung còn là một trò chơi đầy hứng thú thường được tổ chức trong lễ hội mùa xuân. Không chỉ là cuộc vui chơi giải trí đơn thuần mà còn là hình thức mang màu sắc nghi lễ để trai gái có cơ hội giao duyên với nhau.

Trò tung còn còn được người dân tộc Tày tổ chức hàng năm tiếp theo 3 ngày tết Nguyên đán nhằm chúc nhau một năm no đủ, trai gái được thành đôi vợ chồng.

Nơi tổ chức trò chơi là khu đất phẳng gần bản làng. Quả còn được khâu bằng nhiều múi vài màu rực rỡ, bên trong có nhồi thóc và hạt bông. Ở giữa bãi đất có một cây tre, phía trên ngọn có treo một vòng tròn bằng tre dán giấy hồng.

Theo tục lệ người Tày, nhân dịp này mỗi nhà đều làm một mâm cơm, mang ra bản để làm phần lễ cúng trời đất, trên mâm cơm có hai quả còn. Sau phần nghi lễ, bắt đầu cuộc chơi. Mọi nhà đều tung còn lên. Lúc này, những quả còn bay lên không trung giống như những con én bay liệng giữa mùa xuân.

Trò chơi này trở thành một sinh hoạt văn hoá truyền thống của người Tày cũng như nhiều dân tộc khác ở Bắc bộ và rất phổ biến ở nhiều địa phương vùng cao.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946