Một khi đến với Hà Giang, du khách có cơ hội tham gia những lễ hội đặc sắc. Lễ hội Hà Giang khá đa dạng như lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Tam Giác Mạch đặc sắc, lễ hội Gầu Tàu,..
Du thám, khám phá đối với một số nhiều người không hẳn là nhà khảo cứu, nhà khoa học mà là những người có óc tò mò, tìm hiểu những điều mới lạ trong các dịp đi chơi, đôi khi hơn hẳn cả nhu cầu nghỉ dưỡng hay nô đùa.
Có lẽ, tỉnh Hà Giang là một trong những nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn nhất ở miền thượng du Bắc bộ đáp ứng được các nhu cầu tìm hiểu đó. Đến ngày nay, Hà Giang vẫn còn tiềm tàng những huyền thoại lôi cuốn, những chuyện tình của người dân tộc kỳ thú, vừa không kém phần lãng mạn. Ngay cả tên người, tên địa danh cũng khiến cho nhiều người lạ lùng, tò mò tìm hiểu. Cái Tên Hà Giang nho nhã nhưng hàm chứa bao yến tố sự kiện kích thích lòng những người chú ý muốn được thoã mãn hiếu kỳ.
Hà Giang, mảnh đất địa đầu của cực Bắc Việt Nam, mới ghé qua tưởng chừng là vùng sông suối mênh mang ở trên cao đổ xuống miền đồng bằng nhưng lại là nơi có những ngọn núi cao lưng trời. Ở đó có cả “cổng trời” cũng có nghĩa là đường lên trời.
Về lễ hội Hà Giang, tỉnh có nhiều di sản văn hoá truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc lưu trú. Cảnh quan thiên nhiên và sinh hoạt con người ở đây có tính chất đặc thù, không giống bất kỳ nơi nào trong nước. Những sản phẩm thủ công của con người dân tộc Hà Giang có những nét đặc sắc hoa văn riêng biệt. Các loại khăn thiêu, túi vải, váy áo có những hoa văn rưc rỡ sắc màu, khá tinh xảo. Các phiên chợ đều tập trung trình diễn và bày bán các loại sản phẩm bắt mắt này.
Ngoài ra, người dân tộc Hà Giang có những lễ hội tiêu biểu từng dân tộc như sau:
1. Lễ Hội Tam Giác Mạch Hà Giang.
Là một lễ hội đặc sắc thu hút nhiều du khách đến thăm quan, ngắm hoa, hoà mình vào không khí sôi đội của lễ hội miền núi biên cương. Lễ hội nhằm tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa vùng núi non và lan toả những nét đặc sắc văn hoá đồng bào dân tộc Mông.
Thời gian hoa tam Giác Mạch nở rộ: mùa lễ hội diễn ra từ tháng 10 – 11. Du khách có thể đến thăm quan tại các xã: Sủng Là, Phố Là, Phố Cáo, Vần Chải, Lũng Thầu, ngã ba Lũng Táo, Ma Lé, Lũng Cú, Thị trấn Đồng Văn.
2. Lễ hội Lồng Tồng Hà Giang.
Khi du lịch Hà Giang vào đầu tháng giêng du khách sẽ được tham gia lễ hội Lồng Tồng độc đáo của người dân tộc Tày. Lễ hội được bắt đầu từ sáng sớm để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no.
Lễ hội Lồng Tồng được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ bao gồm nghi thức cúng lễ, khấn vái thần nông, thần núi, thần suối… người dân tin rằng, những vị thần nào luôn bảo hộ cuộc sống họ.
Sau đó là phần hội, với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc như hát then, hát cọi, được sự trình diễn bởi cô gái dân tộc trong xã. Tiếp đến là nhiều trò chơi vui nhộn khác như kéo co, cày ruộng, đẩy gậy, ném còn…
3. Lễ hội Gầu Tào.
Là một ngày hội quan trọng của người dân tộc Mông được diễn ra từ ngày 1, rằm tháng giêng. Mục đích của lễ hội là cầu phúc. Nếu lễ hội tổ chức 3 năm liền, mỗi năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp 1 năm sẽ tổ chức 9 ngày.
Trong số ngày lễ hội Hà Giang thì Gầu Tàu là lớn nhất có sự góp mặt của nhiều thành phần trong dân tộc Mông nên cũng là cơ hội để gặp gỡ, giao lưu, hát giao duyên…
Khi tham gia lễ hội này, du khách sẽ thấy được những bản sắc văn hoá của người dân tộc Mông. Trong lễ hội có nhiều vật cúng là thủ lơn, giấy tiền, rượu, xôi… Quá trình diễn ra lễ dựng câu Nêu luôn gây sự thu hút với nhiều du khách. Thông thường điểm tổ chức của lễ hội Gầu
Trong phần lễ có các nghi thức thể hiện bản sắc văn hoá của người Mông. Các vật cúng là thủ lợn, giấy tiền, ngô, thóc, rượu, xôi… Nghi lễ dựng cây Nêu được chú ý nhất của lễ hội Gầu Tào. Địa điểm tổ chức thường trên mô đất cao hoặc ngọn đồi. Có dịp bạn có thể trải nghiệm lễ hội này.
4. Lễ hội mùa xuân của người H’Mông – Dao.
Đây là lễ hội vui xuân được tổ chức vào những ngày sau tết Nguyên Đán, kéo dài từ 3 – 7 ngày. Lễ hội mang tính mừng công, cầu mưa, cầu mong con trai, trong lễ hội có nhiều trờ vui như bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.
5. Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn.
Được tổ chức vào buổi tối ngày cuối năm, bên đống lửa đỏ rực. Có nhiều nghi lễ mừng vụ mùa bội thu, cầu thần linh phù hộ an khang, thịnh vượng. Rất lạ là có nhiều người nhảy vào đống than lửa đang cháy mà không bị bỏng.
6. Lễ Hội Mừng nhà mới của người Lô Lô.
Kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới. Cả bản người Lô Lô kéo tới ăn mừng ngôi nhà mới được xây cất. Thầy cúng hành lễ bằng cách vừa đi vòng quanh vừa hát, tiếp theo là phần ăn uống, vui chơi, hoà tấu kèn và sáo. Nam nữ cùng nhau hát giao duyên.