Administrator

Tin tức - 04/02/2019 - 459 Lượt xem

Nhạc Cụ Của Người Ê Đê

Người Dân tộc Ê Đê rất thích ca hát và tấu nhạc. Những buổi chiều nắng tắt, sương xuống lạnh núi rừng mà nghe tiếng sáo trúc, kèn Đing năm của người Ê đê người ta cảm thấy buồn mac mác, thấm thía làm sao. Nhưng các tấu khúc cồng, chiêng lại hùng hồn, rộn rã, vui tươi, đôi khi phảng phất chút ít âm hưởng thiêng liêng, huyền hoặc ở chốn núi rừng đầy thần bí, thâm u.

nhạc cụ ê đê

Trống có hai loại: đực và cái. Mỗi trống được làm từ khúc cây lớn, gỗ tốt. Muốn làm một cặp trống, người Ê đê phải giết tới hai con trâu để lấy da bịt miệng trống, cho nên trống được coi là quý, đắt giá. Một đầu trống bịt da trâu đực thì gọi là trống đực. Da trâu đực dầy nên âm thanh trầm buồn.

Người Ê đê đánh vào mặt trống đực để báo tin buồn trong các trường hợp có người chết hoặc bệnh nặng. Trống này được giữ cẩn thận ở trong nhà. Du khách, nhất là các trẻ nhỏ cần nên giữ ý tứ khi đi du lịch thăm quan cuộc sống người Ê Đê, chẳn nên nghịch ngợm, thử vỗ vào mặt trống. Người trong buôn, ở những nhà lân cận nghe thấy có thể hốt hoảng, đổ xô tới.

nhạc cụ ê đê 2

Đầu kia bịt da trâu cái nên gọi là trống cái. Da trâu cái mỏng nên tiếng trống cái thanh và trong trẻo. Người Ê Đê đánh vào mặt trống cái này để báo tin vui mừng nhà có đám cưới, lễ hội, chào mừng khách quý.

Sáo, khèn (kèn), đàn của người Ê đê được sử dụng để tỏ nỗi niềm tâm sự, tình cảm vui buồn cùng những trạng thái chờ mong, mơ ước của mình.

Những chiếc sáo trúc có hình dáng, cấu trúc khác nhau và âm thanh trầm bỗng khác nhau, được sử dụng trong nhiều trường hợp riêng biệt, những tượ trung thanh âm, tiết tấu dễ làm rung động, sau mê lòng người.

Người Ê đê gọi nhạc cụ dùng để thổi là đing. Có nghĩa là ống sáo mà cũng có nghĩa là kèn. Đây là một loại nhạc cụ đặc biệt để bày tỏ tâm sự của người ở núi rừng với thiên nhiên và con người. Có nhiều cỡ loại, tiêu điểm là đing tarta, đing but, đing năm và đinh túc.

Đinh tarta, dùng trái bầu khô làm cấu trúc chính với một đầu ống để thổi. Tiếng đing tarta có âm thanh như tiếng của loài chim chèo bẻo. Đing tarta sử dụng trong những đêm lễ hội, những đêm ánh sáng trăng và việc mới ở núi rừng. Các cụ già cũng thích thổi sáp này để dạy dổ con cháu, để biểu bỏ lòng mình, để tâm sự cùng ai đó và cũng để tiêu khiển, giải buồn.

Đing but là một ống tre dài, sử dụng hoà điệu gồm một người thổ và một người hát theo đẻ phụ hoạ. Lời phụ hoạ, thường là người đàn ông có tuổi như kể lễ về một chuyện gì. Nội dung bản nhạc và bài hát mô tả tâm tình hoài cổ của người tuổi tác, cho rằng cuộc đời có thay đổi và đù rằng các cụ hiện sống có sung túc hơn ngày xưa, các cụ vẫn nhớ lại ngày trước…, cái thời còn sống nhà rau rừng, nước suối, săn bắn, hái lươm,.. cuộc sống thanh bình khá gần gũi với thiên nhiên, với cộng đồng, mọi người quây quần, giúp đỡ lẫn nhau rất đậm đà, thắm thiết.

nhạc cụ ê đê 1

Đing năm là loại kèn sáu ống, sử dụng phải là một người thành thạo, tập luyện thuần thục, thường được dùng trong các lễ hội, thanh âm vui nhộn. Người Ê Đê thổi kèn sáo này để tỏ vui mừng vào những lúc thu hoạch mùa lúa chín. Trai gái thổ kèn sáo này để giao duyên và cả trẻ em cũng có thể sử dụng để trêu ghẹo nhau trong lúc vui đùa.

Cùng với kèn sáo, chiêng cồng, ca hát, nói huê tình, người Ê Đê còn có điệu múa “công tua” của các thiếu nữ son trẻ. Điệu múa này đòi hỏi tính cách trẻ trung, khéo léo và lỗi diễn tả vừa nhí nhảnh vừa duyên dáng. Khi múa, các thiếu nữ phải đeo những vòng bạc rỗng để tạo ra những âm thanh vang lên lách cách. Điệu múa diễn tả các  động tác hàng ngày của người phụ nữ trong sinh hoạt trồng lúa, giã gạo, hái rau và hoa quả.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946