Administrator

Tin tức - 11/02/2019 - 681 Lượt xem

Nhà Rông Tây Nguyên Được Người Dân Tộc Gìn Giữ

Nhà Rông là loại nhà chỉ có ở các làng dân tộc vùng bắc Tây Nguyên, điển hình là hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Đó là nhà hội của làng, không phải là nhà ở. Mỗi làng dựng một ngôi nhà sàn chung, khá cao (sàn cao và chót nóc cùng mái cũng thật cao), được trang trí đẹp mắt, xây dựng tỉ mỉ, kiên cố, ở giữa làng.

nhà rông 2

Nhà Rông Tây Nguyên dùng làm nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, tiếp khách quý, cấp cao, đám cưới, cầu nguyện và cũng là nơi tụ họp đông đủ dân làng từ già làng xuống tới các trẻ trai gái.

Nhà rông của người Ba Na có sắc nét riêng, ở kiến trúc tạo dáng và hoa văn trang trí. Nhà rông về bề thế vẫn là ngôi nhà lớn nhất làng, thường gấp 4 – 5 lần có khi hơn nữa so với ngôi nhà thường. Mái xuôi dốc, được dựng trên những cột lớn, thường có 8 cột làm bằng cây đại thọ, rất thẳng và chắc.

Mái nhà rông lợp bằng lá tranh vàng óng, được phơi kỹ từ trước. Trên những vì kèo có trang trí hoa văn màu sắc rực rỡ mang ý nghĩa tín ngưỡng phụng thờ, những sự tích huyền thoại, những thú vật được cách điệu, những cảnh vật sinh hoạt gần gũi trong cuộc sống.

nhà rông 1

Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh mặt trời chói sáng. Một số nhà rông có mang hình vật tổ (totem) là loại cầm thú nào đó như: chim ó, trâu rừng, sói,..v..v.. Nhà Rông là một biểu hiện về tình trạng sinh sống của làng. Nhà rông càng to, đẹp thì càng chứng tỏ sự giàu có, mạnh mẽ của dân làng.

Từ xưa, dân làng đã xem nhà Rông là nơi rất trang trọng và thiêng liêng, nó đại diện và biểu tượng quyền lực của làng vì nơi là nơi tụ họp những nhân vật chủ chốt có quyền quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến đời sống như già làng, trưởng lão,… Chính nơi đây sẽ đưa các vấn đề quan trọng ra giải quyết và đề xuất mọi ý kiến giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn, cùng đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng.

nhà rông

Chính vì những vấn đề trên khiến nhà này từ lâu đã in sâu vào tiềm thức người dân tộc thiểu số Kon Tum, Gia Lai về quan niệm: nhà rông thể hiện uy quyền, sự giàu có bề thế của dân làng. Nhà rông cao to chính là nơi mà vị thần linh trú ngụ, là trung gian giữa người và trời.

Với các dân tộc Kon Tum, nơi đây tổ chức nhiều phong trào như “toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn minh, hay phong trào xây dựng nông thôn mới…” Bên cạnh đó nhà này cũng đã là nơi hội họp, học tập, quán triệt các chủ trương chính sách của đảng, nhà nước, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim… do cơ quan, đoàn thể tổ chức cho dân làng cùng hưởng ứng.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946