Administrator

Tin tức - 23/11/2018 - 360 Lượt xem

Ly Kỳ Sự Tích Núi Bà Đen

Núi Bà Đen có nhiều truyền kỳ về sự hình thành, trong đó sự tích núi Bà Đen được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Sự Tích Núi Bà Đen 1:

Tương truyền thuở xưa tại vùng núi Tây Ninh có viên quan trấn thủ địa phương sinh người con gái đặt tên là Đênh. Năm 13 tuổi, nàng được nhà sư người hoa nhận dạy về học đạo. Đến tuổi cặp kê, cha mẹ nàng nhận lời cầu hôn của con trai tri huyện trấn nhậm ở Trảng Bàng. Nhưng nàng Đênh lại một mục từ chối vì đã có ý nguyện xuất gia tu hành, không màng đến chuyện lập gia thất.

sự tích núi bà đen

Hình ảnh: sự tích núi bà đen miếu thờ Bà Đen.

Vào đem nọ, khi cả nhà sau giấc, nàng Đênh lén bỏ nhà ra đinh, định vào chùa trên núi để ẩn thân, tu theo đạo, chẳng may, giữa đường bị cọp vồ, Ngày hôm sau, người nhà quan trấn thủ đi tìm thì thấy này đã bị cọp ăn thịt, thân thể chỉ còn sót lại một cái chân ở đá bị kẹt.

Phần thi thể còn lại này được quân lính mai táng trên núi và sau đó, song thân nàng cho xây miếu thờ. Cư dân địa phương cho rằng nàng Đệnh chết oan, ắt phải hiển linh, thường đến miếu cúng bái, cầu khẩn xin phù hộ, tiếng đồn dần dần lan rộng mãi, việc cúng bái về sau ngày càng đông.

Người ta còn kể thêm ràng xưa kia, vào cuối thế kỷ 18, khi bị quân Tây Sơn truy kích từ Gia Định, ngược dòng sông Vàm cỏ qua vùng Tây ninh để sang Xiêm, chúa Nguyễn Ánh đã chạy ngang qua núi bà Đen, trong lúc nguy cấp đã vào miếu cúng bái và cầu khẩn nàng Đênh phù hộ cho được an lành. Sau đó, Nguyễn Ánh đã thoát nạn.

Khi lên ngôi, nhớ ơn vùa Gia Long cho đúc tượng và ra lệnh cho quan địa phương lập điện thờ, sắc phong là “Linh Sơn Thánh Mẫu”. Từ đó, núi một vốn đứng riêng lẻ được mang tên là núi Điện Bà, hay núi bà Đênh, về sau tên bà Đênh gọi thành bà Đen.

Đều lưu ý là tượng bà được đúc bằng đồng từ thời Gia Long, có tư thế ngồi, cao 42 cm, nặng khoảng 10kg hiện nay được thờ ở chùa phước lâm, thành phố Tây Ninh. Tượng được thờ ở Điện Bà trên núi là tượng xi măng.

2. Sự tích Núi Bà Đen

Tương truyền sự tích được dân gian vùng Tây Ninh kể lại như sau:

Ngày xưa trên núi có một ngôi chùa thờ tượng phật bằng đá. Hàng tháng ngày mồng một âm lịch và ngày rằm, cư dân quanh vùng thường lên lễ bái, có một thiếu nữ quê quán ở Trảng Bàng tên là Lý Thiên Hương cũng thường lên đây. Tuy làn da màu đen, nàng con gái này rất có duyên, được nhiều chàng trai để ý, trong đó có cả con trai của quan tri huyện Trảng Bàng.

Ngày nọ Lý Thiên Hương đang đi trên đường từ chùa núi về nhà bị bọn gia nhân của con trai quan tri huyện đón đường chọc ghẹo. Trong lúc nguy khốn, nàng được chàng trai vùng quê giỏi võ giải thoát được. Chàng trai này tên Lê Sỹ Triệt và hai người cảm mềm yêu nhau.

Sau đó, Lê Sỹ Triệt bị sung vào quân ngũ. Lý Thiên Hương ở nhà đợi chờ. Lại một hôm, trên đường đi lễ chùa núi một, nàng bị bọn gia nhân của con trai quan tri huyện bắt. Ở vào thế cô giữ rừng núi, Lý Thiên Hương phải nhảy xuống vực sâu tuẫn tiết.

Ở trên núi, nhà sự trụ trì trong chùa được nàng báo mộng. Nha sư đi tìm, gặp được xác nàng, đem chôn cất tử tế và lập miếu thờ. Miếu được cư dân quanh vùng đến cúng bái ngày càng thêm đông. Do màu da của Lý Thiên Hương nên cư dân gọi là Bà Đen. Bởi đó., núi Một cũng dần được gọi là núi Bà Đen.

Về sắc phong, ngày nay về sự tích núi bà đenngười ta không tìm thấy của vua Gia Long mà chỉ có của vua Bảo Đại với danh xưng là “Linh Sơn Thánh Mẫu”.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946