Administrator

Tin tức - 13/08/2019 - 372 Lượt xem

Lễ Hội Tháp Bà Ponagar Tại Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà được tổ chức hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch ở khu di tích Ponagar, phường Vĩnh Phước, tp Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà để tưởng nhớ công ơn của nữ thần Pô Yan Inô Nagar.

Theo truyền thuyết vị thần Pô Yan Inô Nagar đã tạo lập quả đất, ban cho lúa gạo, cây cỏ cùng những vị hương thơm quý báu đối với người Chăm. Để nhớ công ơn của bà, người dân tộc Chăm đã cùng nhau xây dựng ngọn tháp ở Yjatran (Nha Trang). Theo một số tài liệu còn lưu trữ đến nay, sau thế kỷ XVII nữ thần Pô Yan Inô Nagar được bà con người Kinh tôn bà là Tiên nữ Thiên Y, sau đó là Thiên Y Thánh Mẫu. Các vị vua nhà Nguyễn lần lượt ban sắc phong là Thiên Y Thánh Mẫu Diễm Ngọc Phú Tôn Thần. Từ đó, người dân các dân tộc sinh sống ở Nha Trang đều gọi là đến thờ tháp Bà.

lễ hội tháp bà

Đến ngày 19 – 20 tháng 3, đồng bào ở khắp tỉnh Khánh Hoà cùng các tỉnh phía Nam Trung Bộ đến Nha Trang để trẩy hội tháp Bà, dâng hương trước nữ thần để tỏ lòng nhớ ơn bà Mẹ xứ sở,m đồng thời cầu mong bà ban cho mọi phước lành, trước pho tượng Nữ thần Pô Yan Inô Nagar của dân tộc Chăm cao trên 2m bằng đá nguyên khối được đặt trong đền chính, các mẫu tượng khác thì được đặt trong các tháp là bộ sinh thực khí (Lingar – yômi).

Phần lễ được tổ chức trang nghiêm thành hai phần là phần lễ thay y phục và phần lễ cầu cúng. Vào ngày 20 tháng 3 trong khi tiến hành lễ thay y phục cho Bà, người ta bỏ bộ y phục đang mặc, mũ niệm trên pho tượng, rồi thực hiện cẩn thận việc tắm rửa bằng loại nước nấu bằng các loại hoa thơm và sau khi lau chùi cẩn thận mới mặc bộ y phục mới, kể cả các pho tượng khác.

Sau ngày đó lần lượt các ngày tiếp theo là lễ cầu cúng. Ở lễ hội Tháp Bà, trong phần này có lễ tế sanh với một con heo sống là vật hiến tế và tiếp theo là các lễ chánh tế, bồi tế, nam quan, nữ quan như các thủ tục ở các buổi lễ tế ở đình làng. Trong các phần lễ nói trên đều có phần trình diễn bằng tấu nhạc rất tôn nghiêm.

Đến phần nhạc, ở lễ hội Tháp Bà vẫn có phần hội gồm nhiều hoạt động từ xưa để lại hiện ay bà con các tổ ở đây còn lưu giữ một cách trân trọng, tuy có bổ sung một ít.

lễ hội tháp bà 1

Đối với người Kinh và người Chăm, tục múa bóng, múa dân hoa cùng với hát và trình diễn một số tích tuồng truyền thống đã có từ trước lưu truyền lại. Hơn một trăm năm về trước trong phần hội còn tổ chức cuộc đua thuyền trên dòng sông Cái và trong các cuộc đua thuyền đó có không ít nhà văn, nhà thơ già, trẻ thường tham gia và tổ chức các buổi trình thơ, bình thơ, trình bày những sáng tác mới.

Các du khcash trong tuyến du lịch Nha Trang gặp dịp có lễ hội Tháp Bà Ponagar đều đến tham dự lễ truyền thống tôn nghiêm đối với người có công giúp người dân trong cuộc sống vất vả, đồng thời có dịp tìm hiểu về truyền thuyết đối với những hoạt động trợ giúp dân làm ăn sinh sống, tận mắt quan sát vẻ đẹp hiếm thấy về cảnh quang thiên nhiên kỳ vĩ của miền đất Khánh Hoà.

Một nhà báo đã diễn tả vẻ đẹp như sau: “Trong khoảng thời gian lễ hội Tháp Bà, đêm mùa xuân ở tháp Bà mới thật là kỳ thú. Dường như trên bầu trời có bao nhiêu vì sao đều sa xuống và đọng lại trên các ngọn cây quanh tháp. Không hiểu những con đom đóm từ đâu bay về đây tụ họp, ánh sáng nhấp nháy, lung lih của chúng như càng tỏ thêm vẻ huyền bí của tháp Bà. Từ nhiều đời nay người dân Nha Trang đã quen với cái lệ đêm giao thừa cùng nhau đến Tháp bà để đi lễ, hái lộc.Người ta bảo đến đó, trước Thiên Y Thánh Mẫu, họ sẽ trút bỏ hết những ưu tư, phiền muộn của năm cữ và người sẽ ban phước lành cho một năm mới vui vẻ, khoẻ mạnh.”

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946