Administrator

Tin tức - 26/06/2019 - 436 Lượt xem

Khám Phá Tháp Bà Ponagar Nha Trang – Di Sản Văn Hoá Chăm Lớn Nhất Việt Nam

Tháp Bà Ponagar là tên của một quần thể kiến trúc văn hoá ghi dấu ấn cho thời kỳ Hindu giáo trong thời kỳ thịnh vượng đã hình hành nên. Ponagar là tên của một ngọn Tháp trong 4 ngọn tháp của khu di tích lịch sử – văn hoá tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm ở tỉnh Khánh Hoà.

Tháp Bà Ponagar có vị trí cách tp du lịch Nha Trang tầm 2 km về hướng bắc, nằm gọn trên một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái bên quốc lộ 1A, phường Vĩnh Phước. Ngọn đồi khá thoáng có độ cao 50m so với mực nước biển. Khi đứng từ xa du khách sẽ thấp ngọn tháp có dáng vẻ kiến trúc độc đáo.

tháp bà ponagar 1

Quần thể kiến trúc Tháp Ponagar được xây dựng vào thế kỷ XIII, qua nhiều lần trùng tu đến thế kỷ XII hoan thành. Đến thời Pháp thuộc trường viễn Đông Bác Cổ đã trùng tu lại bằng cách dùng gạch xây lại và đắp một số tượng trên thân tháp. Cho đến những năm 1950 – 1960, người dân đã góp công, góp của xây thêm cổng ra vào, làm bậc, lát gạch men trong sân, trong lòng tháp và xây thêm hai miếu thờ ở phía trước,m nhà khách và nhà nghỉ.

Cả khu di tích được xây trên hai mặt bằng, trong đó mặt bằng một được lát gạch có 14 trụ với các bậc liên tiếp. Trên mặt bằng hai có một cụm gồm 4 tháp được bố trí theo hình thước thợ. Trong lòng tháp thì rỗng tới đỉnh tháp và cửa tháp, quay về hướng đông. Về mặt ngoài, thân tháp có các gờ, trụ đấu.

tháp bà ponagar

Trong kiến trúc Tháp bà Ponagar, trên đỉnh các trụ, các đấu có gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp nhìn như chiếc tháp nhỏ được đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung có hình Ponagar, thần Teraxa, các tiên nữ và các loài thú như nai, sư tử, ngỗng vàng.

Vào thế kỷ XII người dân Chăm Pa đã thờ nữ thần Ponagar người luôn quan tâm bảo vệ đời sống người dân, giúp họ có đất đai sinh sống và dạy họ trồng trọt. Người được dân tôn làm Thiên Y Thánh Mẫu và được xếp vàng hạng thượng thần. Ponagar là người đã tái sinh ra đất, nước, cây cối, thực phẩm cho người dân vì thế được xem là người có công trong việc khởi tạo sự sống.

tháp bà ponagar 2

Câu chuyện trên tuy chỉ là truyền thuyết nhưng đã đặt nền móng cho phong tục, tập quán của người Chiêm Thành. Tháp Bà Ponagar đã thờ phụng bà và truyền kỳ về bà được lưu truyền cho ngàn đời sau.

Trong hệ thống tháp bà Ponagar có tháp chính thờ thần Ponagar – vợ của thần Shiva biểu tượng sắc đẹp, ca vũ – vị thần đã sáng lập nên cung điện, các loại gỗ quý, ban cho lúa, ngô, cỏ cây, giúp dân trồng trọt, dệt vải,… Tháp được xây dựng thành 4 tầng, mỗi tầng có cửa, tượng thần và hính thú bằng đá. Ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần cao 2,6m được tạo bằng đá hoa cương mài đen uy nghiêm ngồi trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn. Quanh di tích có một số tượng người và tượng thú.

tháp bà ponagar 3

Riêng tháp Trung tâm cao đến 18m, thờ thần Shiva, một trong 3 vị thần của Ấn Độ giáo. Hai tháp còn lại thờ thần chiến tranh và phúc thần, đều là con trai của thần Shiva. Khu tháp hiện còn lưu giữ một số bia cổ của văn hoá Chămpa cổ.

tháp bà ponagar 4

Ngày nay nhiều du khách đi du lịch Nha Trang đã đến tháp Bà Ponagar để khám phá công trình kiến trúc độc đáo này. Đặc biệt vào cuối tháng 3 âm lịch bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội tháp Bà (21 – 23/3 âm lịch). Trong lễ hội sẽ có những phong tục tập quán của chăm Pa được người dân địa phương dựng lại một cách kỳ công, lúc này bạn có thể thấu hiểu hơn về lịch sử phát triển và một thời thịnh vượng của vương quốc cổ Chăm Pa.

5/5 - (6 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946