Administrator

Tin tức - 10/08/2019 - 400 Lượt xem

Lễ Hội Cầu Mưa – Văn Hoá Đặc Sắc Của Người Thái Tại Sơn La

Lễ hội cầu mưa là một ngày lễ đặc sắc của dân tộc Thái Tại Sơn La. Lễ hội được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 (ngày 15/2 âm lịch), tại nhà văn hoá Mường Sang huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Ngày lễ này có ý nghĩa quan trọng với người dân địa phương nhằm cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

lễ hội cầu mưa

Người dân tộc Thái xã Mường Sang thuộc ngành Thái Trắng, thường hay sinh sống quanh dòng suối và thung lũng ven đồi núi. Người Thái sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc vào thiên nhiên, họ tin tưởng thần linh và vạn vận hữu linh và cuộc sống của họ luôn do một lực lượng siêu nhiên chi phối.

Cuộc sống nông nghiệp là chính vì thế mưa là điều kiện tốt để hoa màu tốt tươi và họ tin có thần mưa. Hàng năm người Thái tổ chức lễ hội cầu mưa vào đúng thời điểm bắt đầu năm mới với mong muốn có một mùa màng bội thu và luôn dạy bảo con cái phải biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.

Lễ hội cầu mưa năm 2019 được tiến hành gồm 2 phần lễ và hội. Phần lễ diễn ra từ sáng sớm, lúc này thấy cúng dẫn 1 bà goá trong bản quẩy đôi gánh buộc những ống bương đựng nước đi tới từng nhà gọi chị em phụ nữ cùng ra mó nước.

Trong lễ cầu mưa chọn bà gói bởi xuất phát từ truyền kỳ lúc đó trời khô hạn mọi người đều muốn cầu mưa nhưng lại lo ngại, sợ trời nổi giận sẽ phạt. Lúc này có một bà gói đã từng nguyện hy sinh, cùng thấy mo đi cầu mưa. Bà nói nếu không may mình bị phạt bắt phải chết thì dân trong bản hãy làm lễ cúng cho bà hàng năm. Bà gói trong buổi lễ thường là người đã có gia đình, ở độ tuổi trung niên và đi lấy nước cúng thổ địa và thần linh ở mó nước. Cúng xong sẽ mang nước đem về nơi diễn ra buổi lễ hội cầu mưa.

lễ hội cầu mưa 1

Khi đã có nước dành cho buổi lễ, một người đức cao vọng trọng đại diện cho ông then ngồi phía trên, hướng về phía lễ tế. Vật phẩm buổi lễ gồm măng đắng, chuối xanh, cơm lam, cá xông khói, bánh trưng, bánh ít uôi, gạo nếp, gà luộc…

Trong buổi lễ thầy mo ngồi phía dưới cùng với số người lấy nước về, dân làng ngồi xung quanh. Nước cúng sẽ để xung quanh cây vạn vật. Thầy mo sẽ đọc bài cúng, kể cho ông then biết về nỗi khổ của dân làng về trời hạn. Kết thúc buổi lễ hội cầu mưa, ông then tuyên bố ban nước cho dân và dân bản sẽ có một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Sau đó ông then sẽ bưng chậu nước đi vòng quanh, vẫy nước vào người đi tham gia lễ hội.

Trước khi diễn ra buổi lễ cầu mưa, người dân tộc Thái phải đi tới địa điểm tổ chức lễ để dựng cây vạn vật gồm có con chim, con ve được đan bằng nan để mang đến lời khẩn cầu của người dân tộc Thái đến với ông then (ông trời). Xung quanh là những chiếc lồng nhỏ để đặt trứng gà, vỏ ốc, vỏ trai… biểu tượng cho sự khô hạn thiếu nước làm khó khăn cho người dân. Cây vạn vật sẽ khó khăn nếu thiếu nước và thời tiết khô khan. Cây vạn vật là biểu tượng cho sự khó khăn nếu thiếu nước.

Trước buổi lễ, người dân tổ chức dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, đường phố gửi thông điệp đến cho ông then rằng họ đã bảo vệ tốt những gì mà ông then đã ban tặng trong người dân trong bản. Lễ hội cầu mưa là một nét văn hoá độc đáo của người dân tộc miền núi, có dịp du lịch Sơn La bạn có thể thăm quan lễ hội này.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946