Administrator

Tin tức - 09/08/2019 - 383 Lượt xem

Lễ Hội Ăn Trâu Của Người Dân Tộc Bana

Lễ hội ăn trâu là lễ hội lớn nhất của dân tộc Bana ở phía đông Trường Sơn,m tại Xi Thoại, Thồ Lồ, vùng tiếp giáp ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Gia Lai. Dân tộc này có ba lễ lớn là lễ hội mừng lúa mới (tết đổ dầu), lễ hội bỏ mả và lễ hội đâm trâu.

Là lễ hội tạ ơn trời đất sau khi đã vượt qua được các sự kiện khó khăn trong năm như ốm đau, mất mùa, dịch bệnh súc vật, người Bana làm lễ cúng Giàng bằng một con trâu. Cứ ba năm một lần, buôn làng sẽ xây cột đâm trâu và chuẩn bị một con trâu đực, 3 đến 4 con bò, 5 đến 7 con heo và hàng chục con gà, trăm ché rượu, ba chục gùi gạo. Các lễ vật đó sau khi làm lễ cúng xong là mời khách từ cá buôn làng lân cận đến dự vui chung.

lễ hội ăn trâu

Nét đặc trưng của lễ hội ăn trâu của người Bana là không phải được tổ chức hàng năm tại nhà rông như lễ hội đâm trâu của người Cơ ho ở Lâm Đồng, hoặc của người Êđê, Mnông ở Đắk Lắk hay người Gié Triêng, Xơ Đăng ở Gia Lai.

Giàn làng chọn địa điểm xây cột và trồng một cây gôn làm cột chính gọi là plang. Khi cây đâm chồi mới chọn ngày lành tháng tốt để dân làng tập trung dựng nêu và chôn cột xung quanh. Cây nêu gồm bốn cây cột chân bằng gỗ bút trắng chạm khắc hoa văn, màu tô đẹp. Trên đỉnh cột chính là bàn thờ Giàng được phủ vải trọng thể, có các bức tranh bằng lồ ô đủ màu sắc, có tua dải xung quanh.

Lễ hội ăn trâu được diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu, được bắt đầu bằng ba hồi cồng vang lên rộng ràng và thầy cúng làm lễ rước trong nhà rông với lễ vật chính là một ché rượu, một con heo sống đặt chính giữa nhà, đầu heo quay về hướng mặt trời lặn. Mọi người dự lễ uống rượu, sau đó dắt trâu vào cột để cúng. Buổi chiều, buông làng đón khách và mang theo cồng chiêng cùng múa, hát, chào mời rồi khách và chủ đều cùng nhau ăn uống, còn trai gái thì múa hát giao duyên.

Ngày thứ 2 sau lễ cúng Giàng, một thanh niên khoẻ mạnh  được dân buôn cử đâm trâu một cách tượng trưng. Đầu trâu được rước vào nhà rông một đêm để cúng và dân buôn làng làm cổ ăn mừng. Tất cả những người đến dự nắm tay nhau nhảy múa và tiếng nhạc cồng chiêng xua tan những nỗi buồn lo nghĩ về cuộc sống.

Lễ hội ăn trâu của người Bana ở Phú yên có đặc điểm giống về ý nghĩa của lễ hội là đem lại niềm tin và tạo sức mạnh tinh thần đối với người dân buôn làng trong việc khắc phục những khó khăn trong lao động sản xuất và vươn lên một cuộc sống đẹp và giàu mạnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946