Rừng U Minh nằm sát vịnh Thái Lan, bao trùm một không gian rộng từ phía nam tỉnh Kiên Giang đến Cà Mau. Riêng phần tỉnh Cà Mau, rừng này chiếm diện tích rộng mênh mông từ sông Ông Đốc ở phía Nam đến phía Bắc Rạch Giá. U Minh thượng là vùng trên va vùng dưới là U Minh Hạ.
Sông Trẹm và sông Cái Tàu ngăn đôi hai vùng Thượng và Hạ của rừng này. Cả vùng rừng này vẫn còn hoang sơ với loại cây tràm mọc cùng khắp. Vì quá rậm dày, ngay cả ban ngày cũng luôn tối tăm, do đó mà được đặt tên là U Minh
Rừng Tràm Và Đước U Minh Hạ.
Cây Tràm nhỏ hơn cây đước, vỏ cây xốp, màu trắng, gỗ rắn chắc. Thân cây cao có khi lên đến 20m, tán lá thưa, lá thon nhỏ. Tràm có thể sống đến 20 -30 năm, gỗ dùng làm cột kèo cất nhà không bị mối mọt. Loại cây này cho dầu, dầu tràm được dùng trị nhiều chứng bệnh, người dân nông thôn ưa dùng.
Vào mùa khô trái tràm rụng xuống đất, đến mùa mưa nẩy mầm sinh thành cây tràm con. Trái tràm đặc biệt chịu đựng được nóng cháy, có thể ở dưới đất 5 – 10 năm, khi có môi trường thuận lợi sẽ nảy mầm thành cây con. Vì vậy, một khu rừng bị cháy, 10 năm sau lại rậm rạp như cũ. Cây tràm có mùi thơm thoảng nhẹ như hương sen, mật ong làm khoan khoái tinh thần.
Đất Mũi Cà mau có nhiều bãi bồi với rừng đước bạt ngàn. Mũi Cà Mau mỗi năm được đất phù sa bồi dài ra lấn biển trung bình 80m, có năm đến 150m, mau trở nên cứng do trái mấm theo dòng nước trôi đến nở mầm thành cây rồi đước kế tiếp cắm rễ sâu xuống đất phù sa làm dẻ chặt lại. Người dân đất mũi có kinh nghiệm tụ nhiên này nên có câu “cây Mấm đi trước, cây đước theo sau” để vừa mô tả hiện tượng thực tế của thiên nhiên bồi đắp đất nước Việt Nam mà cũng hàm ý kêu gọi mọi người, lớp này tới lớp khác mở mang xây dựng và phát triển vùng đất trẻ này.
Thân cây đước rất chắc, sau khi đốt thân đước thành than vẫn chắc lâu tàn thành tro, giữ nhiệt cao được lâu dài. Vì thế, ngoài việc dùng đước trong xây dựng nhà, làm vật dụng, người ta còn đốt đước lấy than dùng vào việc nấu nướng, rất hữu ích.
Rừng Tràm U Minh hạ ở Cà Mau có diện tích 90.000 ha, trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, luôn bị tàn phá vì bom đạn, và đến nay vẫn còn bị cháy rừng và khai thác bừa bãi của những người thiếu ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng. Trong thời đại khán chiến chống Mỹ, rừng U Minh Hạ là căn cứ kháng chiến của quân dân Cà Mau.
Rừng U Minh được xếp vào quần thể rừng quý hiếm và phong phú, với hơn 250 loài thực vật và nhiều chim quý hiếm. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho những câu chuyện dân gian hấp dẫn như Bác Ba Phi.
Sân chim Ngọc Hiển có diện tích 130ha, tập trung nhiều chim quý hiếm sinh sống trong rừng rậm, lẫn trong các rừng đước, tràm bạt ngàn, bên cạnh đó là những nhánh sông đỏ nặng phù sa, mang đến cho du khách cảm giác bình yên thanh thản.
Đăng bởi: du lịch việt