Administrator

Tin tức - 15/03/2019 - 479 Lượt xem

Khu Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Hoả Lò

Nhà Tù Hoả Lò Hà Nội do tên toàn quyền Pháp phê chuẩn xây dựng vào năm 1896 trên diện tích gần 13.000 m2. Thực dân Pháp đã thiết kế nhà tù Hoả Lò thành 5 khu: Khu làm việc của giám ngục và cai ngục, khu nhà thương, khu nhà giam cầm những người chưa thành án, khu xưởng thợ và khu nhà giam tù nhân. Những khu trên tiếp giáp các phố Hoả Lò, Quán Sứ, Thợ Nhuộm, Hai Bà Trưng theo hướng đông, tây, nam, bắc.

Trong khu nhà giam tù nhân có sắp xếp các xà lim và hệ thống máy chém. Nơi đây từng giam cầm các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Trần Đăng Ninh, Đỗ Mười, Trần Tử Bình, Nguyễn Tuân và trên 100 đồng chí khác từ trước năm 1930.

Di tích lịch sử nhà tù Hoả Lò Hà Nội được tôn tạo theo quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 1994 của thủ tướng chính phủ và đến ngày 21 tháng 2 năm 1997 uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích lịch sử này.

nhà tù hoả lò

Hiện nay, diện tích khu di tích lịch sử Hoả Lò chỉ còn lại 2.343m2; trên diện tích đó được lưu giữ hình ảnh hiện trạng của Hoả Lò trước khi phải dỡ bỏ khu nhà lao ở phần đất phía tây giáp phố Quán Sư dành cho việc xây dựng công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn Tháp Trung Tâm Hà Nội (Tower Center). Còn hàng trăm hiện vật minh chứng chế độ hà khắc đối với tù nhân trước đây được di chuyển nguyên vẹn.

Đặc biệt là những phòng giam tù nhân là chiến sỹ cách mạng được chuyển bằng cách cắt rời từng bức tường và dùng cần cẩu chuyển toàn bộ xà lim mà thực dân Pháp giam cầm các chiến sỹ cách mạng sang gian phòng lưu giữ.

Sau tám tháng thi công, di tích nhà tù Hoả Lò không bị biến dạng, những người thi công đã lưu giữ từng mảnh chăn rách, từng bức thư, từng tấm ảnh các tù chính trị từ năm 1930 đến năm 1954 để gìn giữ kho hiện vật của di tích Hoả Lò.

Với ý thức trách nhiệm cao và ý tưởng tích góp những hiện vật, kể cả những thứ nhỏ nhất như những viên gạch ở phòng điều hannhf của 5 đời giám ngục Pháp, hai cửa cống xù xì về các vụ dũng cảm vượt ngục của số tù chính trị trong những đêm 11 đến 16 tháng 3 năm 1930 và của 16 người từ trại giam tù tử hình trong đêm 24 tháng 12 năm 1951.

Chỉ có Đài Tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước và các chiến sỹ cách mạng được xây dựng mới trên diện tích 200m2. Còn lá cờ tổ quốc và lư hương thì được đặt ngay ở vị trí mà trước đây các tên chúa ngục Pháp đặt máy chém. Bên phía trái lá cờ tổ quốc, hội Mỹ Thuật Việt Nam đã tạc trên bức tường đá Gờ ra nít đen cao 5,5m và rộng hơn 10m hình tượng các chiến sỹ cách mạng gông xiềng xích sắt sát cánh cùng nhau.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946