Quần đảo Phú Quý hay huyện Phú Quý Bình Thuận nằm cách thành phố Phan Thiết 56 hải lý về hướng Đông Nam, nằm giữa biển cả mênh mông với những hình dạng khác nhau của từng đảo.
Đảo chính tên Phú Quý, có bờ biển dài với những bãi cát trắng mịn, nước trong màu ngọc bích. Bao quanh đảo lớn là 9 hòn đảo nhỏ, riêng hòn tranh, hòn đen, hòn trứng… là những đảo có nhiều cảnh sắc đẹp lạ, hứa hẹn phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển.
Với đảo chính Phú Quý Bình Thuận, nếu nhìn từ phía Đông người ta thấy đảo nổi lên trên mặt biển như một con rồng xanh. Nhưng nếu nhìn từ phía Bắc, người ta thấy đảo như một con cá thu và kỳ lơn hơn nữa, nếu nhìn từ phía Tây, đảo giống một con cá voi khổng lồ trồi lên mặt nước.
Hình ảnh: vui chơi trên Đảo Phú Quý Bình Thuận.
Đảo Phú Quý là dấu tích của một ngọn núi lửa ngoài đại dương đã ngừng hoạt động từ khá xa xưa. Địa tầng đảo này được xây dựng gồm 5 thềm nối tiếp nhau, phản ánh những thời kỳ mặt nước thay đổi (biển tiến và biển lùi) đã để lại những dấu vết trầm tích trong quá trình phát triển của địa chất, cách nay vào khoảng 3 triệu năm.
Đảo được bao quanh bằng một vành đai đá đen cùng lớp đá san hô dày và rộng, luôn có sự cuốn hút với khách du lịch Phú Quý tại những thời điểm hè trong năm. Vành đai này đồng thời giúp cho đảo tránh được những con sóng mạnh xâm thực giữ cho đảo tồn tại qua một thời gian khá dài cho đến bây giờ.
Đảo này ở vị trí từ 108 độ 55 đến 10 độ 58 kinh đông và từ 109 độ 29′ đến 109 độ 33′ vĩ bắc. Ở vùng biển này độ mặn của nước trung bình là 1,018, trong xanh nhìn thấy rõ địa hình, địa vật dưới độ sâu từ 6 đến 7m bằng mắt thường. Tài nguyên thiên nhiên trên bờ, dưới biển rất dồi dào. Trên đảo, đá quánh (đá chai) rất nhiều, thường có ở sát mé biển, tập trung thành những hầm, hố với độ sâu tối đa chừng 5m, rất dễ khai thác.
Thế giới động thực vật dưới đáy biển vùng đảo Phú Quý là một kho báu vô tận. Cư dân đảo chỉ khai thác được một phần nhỏ đồi mồi, tôm hùm, cua hoàng đế, ốc sà cừ, ngọc nữ… ( vốn là những hải sản được coi là rất dồi dào), các loại có vỏ cứng, màu sắc lóng lánh, người ta dùng làm nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp rất được du khách thích chuộng mua làm kỷ vật.
Vùng biển Phú Quý Bình Thuận còn có các loại hải sâm (loài đỉa biển) dùng làm thức ăn cao cấp. San hô tụ lại thành những tập đoàn ở mực nước sâu. Trong quá trình phát triển, san hô kết chùm lại với nhau, lớp này đến lớp khác, tạo thành những khối lớn trồi lên mặt biển hình thành những đảo san hô nhỏ ven bờ còn có các loại rong.
Về phía Đông Đông Nam và Tây Tây Bắc là ngư trường có trữ lượng cá mòi rất lớn. Đảo Phú Quý có hệ thống gò, cồn, bãi, cạn dài và rộng mênh mông.
Ở đây mực nước không sâu, là nơi trú ngụ của nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao. Huyện đảo Phú Quý phát huy thế mạnh đánh bắt cá xa bờ, sản lượng khai thác hàng năm tăng 30%. Mực tươi, vi cá mập, cá mú sống là đặc sản của đảo. Riêng vi cá mập, mỗi mùa ngư dân đảo thu được lợi nhuận 3 tỷ đồng. Ngư dân đảo trang bị được 12 tàu chuyên dùng tổng cộng 1.246 mã lực, trọng tải 420 tấn để đánh bắt cá xa bờ.