Administrator

Tin tức - 27/11/2019 - 342 Lượt xem

Khám Phá Lễ Hội Chùa Keo Tại Thái Bình

Chùa keo Tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng. Lễ hội chùa Keo là một ngày hội đặc sắc thu hút du khách. Lễ hội diễn ra trong 2 thời điểm là lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu.

I. Lễ hội Chùa Keo Mùa Xuân.

Hội mở trọn ngày mồng 4 tết. Người lễ phật và dâng hương hoa cầu Thánh, hình thức của hội được thể hiện tập trung ở 3 cuộc thi tài: thi nấu cơm, thi bắt vịt và thi ném pháo. Đây là hội thi tài năng vừa mang tính vui chơi, vừa đáp ứng yêu cầu của nghi thức nông nghiệp và đời sống cư dân trồng lúa nước.

1. Cuộc Thi Nấu Cơm.

Diễn ra tại sân trước của chùa. Hiệu lệnh bắt đầu bằng 3 hồi trống cái. Từng nhóm 4 người (1 nữ, 3 nam) đem dụng cụ đến vị trí của mình. Xong, người chủ hội thi đốt nén hương dài bằng gang tay. Khi hương tắt lửa, bốc khói, thì 8 chàng trai (đại diện cho 8 giáp) tay xách lọ chạy xuống ao lấy nước mang về. Trong lúc ấy, các cô gái phải cọ mạnh hai thanh tre già vào nhau đẻ làm bật lên ngọn lửa (gọi là kéo lửa).

lễ hội chùa keo mùa xuân

Hai chàng trai khác thì lo sết đậu, vo gạo nếp, giã bột. Hết tuần hương, sau một tiếng trống báo hiệu, thì trên mâm đồng của một giáp dự thi phải có đủ 2 đĩa xôi, 2 bát cơm, 4 bát chè.

Mâm nào đạt được các tiêu chuẩn: Xôi xuê, cơm dẻo, chè ngọt đậm, bánh dóc lá thì được trao giải nhát. Mâm nào chỉ đạt một hay hai tiêu chuẩn thì được giải khuyến khích.

2. Cuộc Thi bắt Vịt tại Lễ Hội Chùa keo.

là một trò vui, khoẻ, rất hấp dẫn với thanh niên và người xem ở bên ngoài. Trò chơi diễn ra ở ao phía trước chùa keo Thái Bình.

Khi tiếng loa vừa dứt, người ta thả ngay hai con vịt xuống ao. Tám chàng trai cường tráng, nhanh nhẹn của tám giáp cùng tham gia cuộc thi đều đóng khố, cởi trần, một tay cầm cờ đuôi nheo nhỏ bằng giấy, ùa xuống ao đuổi bắt vịt.
Con vịt khoẻ cứ lặn xuống, nổi lên trong nước, né tránh những cú vồ của các chàng trai, cứ thế các đấu thủ quần nhau với các chú vịt tinh khôn giữa tiếng hò reo không ngớt của công chúng đứng xem chất chung quanh ao.
Thường cũng phải mất hàng tiếng đồng hồ cuộc thi mới kết thúc. Người đoạt giải là người tóm được vịt, nhưng phải giữ lá cờ không ướt.

lễ hội chùa keo

3. Cuộc Thi Ném Pháo Tại Lễ Hội Chùa Keo.

Là trò chơi cuối cùng của hội xuân làng Keo (ngày xưa) và cũng là trò chơi thú vị và độc đáo nhất trong 3 cuộc thi.

Ngày giữa sân cỏ rộng dưới chân đê trước cổng chùa, ngừoi ta trồng 2 cây tre cao khoảng 7 – 8 mét, cách nhau khoảng 3m. Một cây tre ngang nối hai cột ở phía trên cao. Quãng giữa cây ngang có dây treo một nón pháo, khung bằng tre, hình nón cụt, đường kính ở miệng độ 50cm, ở đấy 30 cm. Xung quanh dán giấy kín, bên trong lòng nón có để lại miếng giấy hình lá đề, có phết thuốc cháy.

Người dự thi phải đứng ở dưới đất, đốt quả pháo rồi ném lên nón pháo sao cho pháo nổ và đúng đáy nón, gặp tờ giấy có phết thuốc cháy bén lửa vào một ngòi làm nổ dây pháo tép. Hết dây pháo tép nổ đến 4 quả pháo trung, và cuối cùng đến quả pháo đùng nổ làm tan nón pháo. Lúc này, một chiếc dù bung ra, kéo theo một lá phướn với dòng chữ “Thiên hạ thái bình, phong đăng hoà cốc”.

Cuộc chơi kết thúc giữa tiếng hoan hô vang trời. Nếu pháo nổ đạt đúng yêu cầu như vậy thì mọi người tin rằng năm ấy mùa mang sẽ bội thu, nhà nàh hạnh phúc, yên vui.

Đặt biệt cũng có năm, suốt thời gian hội không ai ném pháo đạt yêu cầu. Các cụ phụ lão trong làng đành phải làm lễ xin được tháo gỡ các tầng pháo, khất lại cho năm sau. Tất nhiên, năm ấy mọi người dự vui xuân mất đi một phần phấn khởi.
Các cuộc thi trong hội xuân đã góp phần rèn luyện cho trai gái trong làng sự khéo tay, ý thức tháo vát trong lao động, rèn luyện thân thể thêm cường tráng. Những phong tục lành mạnh này đã được nhân dân bảo lưu và truyền lại cho đến ngày nay.

II. Lễ Hội Chùa Keo Mùa Thu.

Những lễ hội lớn nhất ở chùa Keo thu hút hàng vạn khách du lịch Thái Bình từ nhiều nơi đổ về là hội thu, nổi tiếng cả vùng.
“Cho dù cha đánh mẹ treo,
Em cũng không bỏ hội Keo hôm rằm”.

Không những hội gắn bó với chùa và Phật, mà cả một phần đời thế tục của thiền sư Không Lộ được tái hiện bằng nghệ thuật diễn xướng trong dám rước lớn.

lễ hội chùa keo mùa thu

Nội dung văn hoá và lịch sử của hội đã được thể hiện đặc sắc trong các hoạt động suốt 3 ngày, từ 13 tới 15 tháng 9 âm lịch.

Ngày 13: Kỷ niệm lễ bách nhật của sư Không Lộ (ông mất ngày mồng 3 tháng 6).
Ngày 14: Kỷ niệm sinh nhật của ông.
Ngày 15: Nân ngày rằm, hội cử hành lễ tiết hàng tháng của chùa.

Ở lễ hội chùa Keo mùa thu, những nét đặc trưng của cuộc đời sư Không Lộ được tái hiên. Hội được chuẩn bị rất chu đáo. Tám giáp bầu ra một ông chủ hội, cử một người đại diện cho giáp mình để lo việc tổ chức.

Sau lễ thay áo cho tượng vào ngày 10, sang ngày 11, dân làng dựng cây phướng cao 40 mét để treo lá cờ hội 5 mét vuông trước tam quan. Cũng ngày này, 42 trai tân được chọn ra để tham gia đám rước. Các buổi chiều từ ngày 10 đến 12, các giáp cùng hạ trải xuống sông để bơi tập.

Ngày 13: vào hội bắt đầu bằng cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của sư Không Lộ. Chiều 13, mọi người nô nức đứng suốt dọc sông Hồng dài mấy km để xem đua trải. Các đội bơi đều ăn mặc đồng phục theo từng giáp. Cuộc đua kéo dài suốt 3 ngày liền. Giải ngày nào được trao ngay trong ngày ấy. Sau 3 ngày, sẽ tổng kết lại để xếp hạng.

Trong khi ở ngoài sông diễn ra cuộc đua trải, thì ở trong toà Giá Roi có cuộc thi “Thầy đọc”, tức các thầy cúng thi đọc văn tế. Bài văn do từng thí sinh sáng tác theo đề tài “lục cúng” (hương, đăng, hoa, trà, quả, thực). Thí sinh phải khăn áo chỉnh tề, trình bày bài văn của mình với chất giọng trong và mạch lạc.

Buổi tối, trong ánh sáng lung linh huyền ảo nơi điện thánh diễn ra một nghi thức trọng thể. Tất cả những chân kiệu, chân cờ, chức sắc, mục đồng tham gia cuộc rước Thánh ngày mai đều lần lượt vào lễ.

Tiếp theo là cuộc thi thổi kèn và đánh trống. Kèn thi ở đây là loại kèn bát gỗ, dài gần một mét. Trống thì gồm 3 loại: trống cơm, trống bản và trống bầu. Thi đơn và cả thi kép.

Đúng 12 giờ đêm, có tục lễ gốc cây phướn do chủ hội điều khiển.

Sang ngày 14: kỷ niệm sinh nhật sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám rước. Dẫn đầu là đôi ngựa hồng, ngựa bạch bằng gỗ có đủ yên cương, có 4 bánh xe do người kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, rồi 42 người vác bát bửu, lỗ bộ. Có cả một chiếc thuyền rồng tượng trưng cho chuyến về kinh đô chữa bệnh cho nhà vua của thiền sư. lại có chiếc thuyền nhỏ sơn son đặt trên giá tiễn đình, nhắc lại cuộc đời chài lưới của ngài.

Khi đám rước qua góc bờ ao, bống xuất hiện 7 hình nhân bằng gỗ do người điều khiển, trong đó có một người nữ, đó là bà Chàng (còn gọi là bà cá Rỗi), là theo truyền thuyết là người hay mua cá của sư Không Lộ.

Chiều 14, trong khi ngoài sông vẫn diễn ra cuộc thi bơi chải, thì tại toà Giá Roi diễn ra nghi lễ chầu Thánh mang tính nghệ thuật. Đó là một điệu múa cổ gọi là “múa ếch vồ”.

Ngày 15: mọi nghi thức diễn ra đông vui, tấp nập suốt 3 ngày đêm, với nghi lễ tôn giáo và một số tập tục cổ truyền đề tưởng nhớ vị thiền sư có công với dân, với nước, kết hợp với những hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian, phản ánh lối sống của một vùng dân cư ven sông Hồng mang rõ màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc bộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946