Administrator

Tin tức - 26/01/2019 - 432 Lượt xem

Khám Phá Hồ Lak Đẹp Thơ Mộng Giữa Đất Rừng Tây Nguyên

Trong những ngày hè oi bức, nhiều du khách lựa chọn những bãi biển xanh mát, bãi cát mịn. Bên cạnh đó, du lịch hồ Lak, của Đắk lắk cũng là một giải pháp hay với nhiều người. Du khách đến với hồ Lak sẽ có trải nghiệm hấp dân với thiên nhiên, tận hưởng những giây phút thanh bình, mà không nơi nào có được.

hồ lak

Hồ Lak cách thành phố Buôn Ma Thuột 56km về phía Nam, trên quốc lộ 27, nối liền với 2 thành phố Buôn Ma Thuột – Đà Lạt. Hồ này rộng trên 500ha, dài uốn khúc như dải lụa màu xanh nền trời,m bao bọc lấy thị trấn, thông qua dòng sông Krông Ana kiều diễm.

Trước kia hồ này còn mang tên Lạc Thiện, là tên huyện, ngày nay tên này cũng được dùng gọi cho thị trấn, trung tâm huyện Lak. Lak là tên thổ ngữ dân tộc Ê Đê – M’Nông, cũng trùng âm, trùng nghĩa (là hồ) với tiếng Lac của Pháp ngữ hanh Lake của Anh ngữ. Tiếng người dân tộc địa phương, Lak có nghĩa là nước hồ, xuất xứ từ tên của một nhân vật trong truyền thuyết dân gian và sự phát hiện của hồ nước này.

Truyền Thuyết Về Hồ Lak.

Theo truyền thuyết xa xưa, thần núi và thần nước đánh nhau dữ dội. Thần nước thua chay mất dạng. Cả một vùng rừng núi không cạn. Nhân dân chết khát. Một chàng thanh niên tên Lak đi khỏi buôn làng để tìm thần nước. Anh ta gặp một con lươn bắt bỏ vào trong rọ. Sau một đêm ngủ dậy, anh ta mới hay con lươn đã thoát ra khỏi rọ, bò đi mất. Tuy nhiên, anh ta vẫn có thể men theo dấu vết lối bò của con lươn.

Anh ta đi tới một nơi, khám phá ra được một cái hồ thật lớn, đầy nước. Quá vui mừng, anh chạy về báo tin với dân làng họ cùng nhau dẫn đến quanh hồ này lập làng ấp sinh sống dài lâu. Mọi người cho là con lươn chính là thần nước., Tên của chàng Lak được đặt cho hồ lớn mới tìm được để nhớ ơn chàng thanh niên tháo vát, đã có công giúp làng thoát khỏi khó khăn cùng cực.

Hồ lak cũng là một “kho” dự trữ cá lớn với nhiều loại cá to được dòng Srepok và Krông Ana dẫn từ biển hồ ở Campuchia về sản sinh, tích tụ. Ngày nào người địa phương M’Nông và việt cũng đánh được nhiều cá. Cá lăng, cá lóc được coi là tiêu biểu, có số lượng lớn ở hồ Lak.

hồ lak 1

Tới đây, du khách có thể vào hàng quán nào đó ở thị trấn (Hưng Thịnh chẳng hạn) để dùng bữa trưa hay chiều, nhiều món ăn miền Nam lẫn miền Bắc đậm đà hương vị, đặc biệt là canh chua cá lăng nấu theo kiểu miền nam. Nhiều cá lớn được “rộng” giữ lại trong hồ của nhà hàng chờ thực khách lựa chọn. Cá lóc luôn “nhảu” rầm rầm trong hồ. Nhưng, cá lăng vãn là “đặc sản” của hồ Lak, thịt ngon, mềm ngọt hơn cá lăng sống lâu năm ở suối rừng như tại vườn quốc gia Cát Tiên.

hồ lak 2

Hồ Lak là “vựa cá” quan trọng nuôi sống người dân M’Nông xưa nay ở quanh hồ và cũng là của thành phố Buôn Ma Thuột.

Bên cạnh hồ Lak có khu du lịch được tổ chức trong một buôn người M’Nông, còn duy trì nếp sống sinh hoạt truyền thống đặc thù.Trú qua đêm tại đây, du khách sẽ hiểu biết thêm nhiều chuyện. Du khách nước ngoài đủ hạng người, kể cả các ông bà già thường lưu đêm khá đông, đều thích thú với nhạc cồng chiêng, múa hát dân ca của người M’Nông. Rượu cần thường làm cho họ thích vì cách uống kề môi vào đầu cần trúc hút rượu từ đáy “ché” cũng là kỳ thú vì hông phải vận dụng tới ly cốc.

hồ lak 3

Một ché rượu cần từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Một buổi trình diễn nhạc cồng chiêng múa hát từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng tuỳ theo số lượng người trình diễn.

Các buổi trình diễn được tổ chức trên nhà sàn (một số nơi khác trên Tây Nguyên, văn nghệ cồng chiêng tổ chức ngoài trời cho đoàn khách vài trăm người). Ngủ tập thể cũng ở nhà sàn dài, có mùng, chiếu, mền, với giá 30.000 đồng/khách.


Đăng bởi: du lich viet

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:, ,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946