Núi Văn, Núi Võ nằm dưới chân núi Tam Đảo, thuộc địa phận 2 xã Văn Yên và Kỳ Phú, huyện Đại Từ, cách thành phố Thái Nguyên 30km về phía Tây. Đây là một di tích có liên hệ tới một danh tướng trong lực lượng nghĩa quân Lam Sơn. Vị tướng này có tên là Lưu Nhân Chú, từng tham dự hội thề ở Lũng Nhai vào năm 1416, kết nghĩa anh em với Lê Lợi và các chiến hữu khác khởi nghĩa chống giặc Minh.
Vào Năm 1425, ông cùng Nguyễn Xí mang quân đánh úp Tây Đô. Năm 1426, ông chỉ huy chiến dịch giải phóng một vùng đồng bằng rộng lớn từ sông Hồng đến Lạng Sơn. Năm 1427, ông cùng lê Sát chỉ huy trận quyết chiến ở ải Chi Lăng, chém tướng giặc Liễu Thăng và trận Xương Giang, đánh tan hoàn toàn 10 vạn quân binh.
Ông cùng hoàng tử Tứ Tế, con cả của Bình Định Vương Lê Lợi xây thành Đông Quan và chính bản thân ông đã làm “con tin” đàm phá buộc Vương Thông rút về nước để Đại Việt “mở nền thái bình vĩnh cửu”. Năm 1485, vua Lê Thánh Tông truy phong ông tước hiệu “Thái phó Vinh Quốc Công”.
Bí Ẩn Núi Văn – Núi Võ.
Theo ông Lưu Sỹ Phiến, hậu duệ đời thứ 19 của anh hùng Lưu Nhân Chú chia sẻ, trước đây do nằm xa khu dân cư nên ít du khách đến thăm quan núi Võ, ngay cả người dân địa phương xã Văn yên chưa ai đi đến tận cùng hệ thống hang động bên trong. Vì thế hang động lưu giữ những hiệnv ật dấu tích của tướng lưu Nhân Chú. Những bí ẩn này càng trở nên thần bí khi tôn tạo lại đền thờ, một phần của núi Võ bị sập xuống, lấp lối đi.
Khi khách du lịch Thái Nguyên đến thăm quan núi Võ sẽ thấy đối diện là Quần ngựa với những chứng tích là hầm hào luyện tập của tướng Lưu nhân Chú thời xưa, nhờ được sự che phủ bởi rừng thông nên núi vẫn giữ được nguyên vẹn những di tích. Cạnh đồi Quần Ngựa là hồ Tắm Ngựa, mỗi khi tập trận xong là tướng quân cho ngựa xuống uống nước tắm mát. Không chỉ núi võ, núi văn ở xã Ký phú còn có hệ thống hang động huyền bí không kém phần.
Núi Văn toạ lạc cạnh trụ sở UBND xã ký Phú, nhìn xa ngọn núi tựa chiếc bút giữa vùng chảo của dãy Tam Đảo. Theo ông Lỗ Văn Đường, PCT xã Ký Phú chia sẻ, giữa núi Văn có một hang động, bà con địa phương gọi là hang dơi và rất ít ai dám lên đó. Cứ đến dịp mùng 4 tết Nguyên Đán hàng năm là ngày diễn ra lễ hội núi Văn, núi Võ để tưởng nhớ đến vị anh hùng Lưu Nhân Chú thì mới có người vào thăm quan.
Theo chia sẻ của các vị thâm niên thì bên trong động có một ao nước ngọt không bao giờ cạn, bên trên là hệ thống thạch nhũ rất đẹp. Trước đây có một đàn khỉ sống trong hang nhưng chúng đã bỏ đi khi cây cối thưa dần.
Vào năm 1981, bộ Văn – TT & Du Lịch đã công nhận núi Văn, núi Võ và đến thờ Lưu Nhân Chú là di tích quốc gia được bảo vệ và phát triển thăm quan.