Administrator

Tin tức - 21/11/2019 - 342 Lượt xem

Khám Phá Di Tích Lịch Sử Côn Sơn – Kiếp Bạc Tại Hải Dương

Côn Sơn Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử quan trọng của nước Việt Nam. Công trình di tích này được xây dựng từ thời nhà Trần, hiện toạ lạc tại thị xã Chí Linh.

Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm núi Kỳ Lân liền kề, đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, phía trước là sông Lục Đầu. Côn Sơn Kiếp Bạc lại tiếp giáp với núi Rùa, tạo thành một vùng đất hội tụ đầy đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu Giang.

Côn Sơn Kiếp Bạc là một địa chỉ du lịch Hải Dương đầy ý nghĩa nằm ở tuyến du lịch Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng hoặc xuyên Việt tới vịnh và thành phố Hạ Long.

1. Giới Thiệu Về Côn Sơn.

côn sơn kiếp bạc

Nay là di tích thắng cảnh có vị trí ở phường cộng hoà thị xã Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, cách thủ đô Hà Nội tầm 70km.

Quần thể khu này gồm có núi đồi và rừng thông, khe suối, chùa chiền, bửu tháp cùng những di tích nổi tiếng liên hệ với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử.

Vào thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm. Trung tâm này từng lưu dấu chân và ghi đậm net tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân xuất chúng nước Việt như danh sỹ Băng Hồ Trần Nguyên Đán, thiền sư Huyền Quang, đệ tam tổ của thiền phái Trúc Lâm và hơn nữa còn có vị anh hùng, cũng là danh nhân văn hoá thế giới Ức Trai Nguyễn Trãi.

Côn Sơn cũng từng được chủ tịch Hồ Chí Minh đến viếng thăm và đọc bia kỷ niệm nhà văn hoá lớn này. Côn Sơn là khu di tích văn hoá quan trọng của nước ta, còn lưu giữ những dấu tích từ thời nhà Trần và các giai đoạn lịch sử sau đó.

2. Thăm Quan Di Tích Côn Sơn.

Trong cụm di tích Côn Sơn Kiếp Bạc thì Công Sơn cổ tự có tên chữ Hán là Tư Phúc Tự, tên nôm là chùa Hun, nằm ở ngay dưới chân núi. Chùa này đã có từ trước thời Trần, được trùng tu mở rộng rất đồ sộ, nguy nga vào thời Lê. Trải qua những biến thiên của đất nước trong thời gian kéo dài 5 thế kỷ, chùa Hun ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới bóng râm mát của những cây đại thụ. Tại chùa, vẫn còn những pho tượng phật cao 3m từ thời Lê.

chùa hun

Phía Sau chùa là nhà Tổ có 3 tượng của 3 vị tổ thiền phái Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tông, thiền sư Pháp Loa và thiền sư Huyền Quang, cùng với 2 tượng của danh sỹ Băng Hồ Trần Nguyên Đán và phu nhân (ông bà ngoại của Ức Trai Nguyễn Trãi), kế đến là hai pho tượng của Ức Trai cùng người thiếp là Nguyễn Thị Lộ.

Ở sân chùa có cây đại thọ, 4 nhà bia. Bia Thanh Hư Động được tạo dựng từ thời Long Khánh (1372 – 1377) còn rõ nét chữ của vua Trần Duệ Tông. Bia hình lục lăng Côn Sơn thiện từ bi phúc tự đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi người về thăm di tích văn hoa này vào ngày 15/12/1965.

3. Lễ Hội Côn Sơn.

Trong di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, lễ hội chùa Hun hàng năm được tổ chức từ ngày 18 đến 23 tháng giêng âm lịch để tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của Thiền Phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang đã từng tu hành ở trên Côn Sơn. Lễ hội này cũng tưởng nhớ nhà quân sự cũng là nhà chính trị thiên tài của nghĩa quân Lam Sơn, và sau nữa trở thành nhà văn hoá lớn của dân tộc Việt: Ức Trai Nguyễn Trãi.

côn sơn kiếp bạc 1

Côn Sơn là nơi ngày xưa Nguyễn Trãi về Trí Sỹ sau khi tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đã thành công và giúp Bình Định Vương Lê Lợi an bình đất nước, Côn Sơn là một ngọn núi thuộc địa hạt xã Chi Ngại, huyện Chí Linh xưa. Nguyễn Trãi về đây vào năm Kỷ Mùi 1439, lúc ấy ông được 60 tuổi. Tên Nôm của Côn Sơn là Hun.

Trước kia, một vị cao tăng đời nhà Trần là Huyền Quang lên núi này tu hành và cũng là nơi Băng Hồ Trần Nguyên Đán, ngoại tổ của Nguyễn Trãi về Trí sỹ. Vì phong cảnh núi Côn Sơn đẹp và Yên Bình, Nguyễn Trãi chọn nơi này để tịnh dưỡng tinh thần. Nguyễn Trãi đã làm một bài thơ ca tụng cảnh Côn Sơn bằng Hán Văn, nhưng có ý hướng giáo dục cộng đồng.

4. Vẻ Đẹp Của Côn Sơn Kiếp Bạc.

Khi nói về vẻ đẹp cụm di tích Côn Sơn Kiếp Bạc đem so sánh với Đồ Sơn, Sầm Sơn, Tam Đảo,m Hạ Long thì Côn Sơn gần thủ đô Hà Nội hơn cả. Chỉ cần có 2 giờ đồng hồ chạy xe từ Hà Nội thì đến được Côn Sơn. Núi sông, mây trời thoáng đạt. Trên đồi thông thấp thoáng mấy chùa. Theo dãy Phượng Hoàng xe chạy mươi phút nữa là đến Kiếp Bạc. Đây là nơi trời nước mênh mang, lục Đầu giang gió thổi rạt rào.

đền kiếp bạc

Vào tháng giêng cả vùng Công Sơn mở hội mùa xuân từ ngày rằm đến hết tháng giêng để tưởng nhớ vị tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm: Sư Huyền Quang viên tịch vào ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) tại chùa Hun (Côn Sơn tự). Đến tháng 8, giỗ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (ngày 20/8/1300) và giỗ Nguyễn Trãi (4/8 năm Nhâm Tuất túc ngày 7 tháng 9 năm 1442) cả vùng Côn Sơn lại vào hội thu. Nhiều năm sau này có biến đổi theo hướng hành hương kết hợp du lịch nên lễ hội thường kéo dài hơn.

Từ đầu đường vào, địa thế Côn Sơn được hai dãy núi như hai bàn tay bao bọc. Bên trái là dãy Phượng Hoàng có mộ danh nhân Chu Văn An, bên phải là dãy Kỳ Lân có chùa Côn Sơn. Trong số các cổ tự ở nước ta, chùa Côn Sơn đẹp nổi tiếng, nhất là vẻ đẹp của con đường từ cổng vào đến chùa. Đẹp hơn nữa là con đường sau chùa lên đồi thông và những cây đại già gọi là “Đại Nguyễn Trãi” đã có khoảng 600 tuổi.

di tích côn sơn

Trong chùa, tượng Trúc Lâm tam tổ sơn son thếp vàng ngồi tĩnh toạ trên toà sen. Đường lên đỉnh núi Côn Sơn bậc đá nhấp nhô giống như lên Hương Tích, nhưng thoáng đãng và dễ đi hơn nhiều. Trên đỉnh núi Côn Sơn có một bàn cờ lớn, một nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi tám mái, bốn bề gió lộng reo. Dưới xa kia là “non sông gấm vóc”…

Cuối núi giáp với sông và đồng bằng Bắc Giang là Kiếp Bạc. Ngoài ra còn có đền Sình, đền Cao và hai chùa Bắc Đẩu, Nam Tào ở giữa hồ Côn Sơn, bãi trồng cây thanh hao, thông mọc lan từ trên núi xuống đồng bằng, hiển hiện một cảnh quan kỳ thú.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946