Administrator

Tin tức - 27/05/2019 - 482 Lượt xem

Đến Chùa Côn Sơn Thưởng Thức Cảnh Đẹp Tuyệt Vời Xứ Đông

Chùa Côn Sơn còn có tên gọi là Thiên Tư Phúc hay chùa Hun là một ngôi chùa đẹp trên núi Côn Sơn, phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Một khi đi du lịch Hải Dương nhiều người sẽ nghĩ đến Côn Sơn, Kiếp Bạc, rất ít người biết được thị xã Chí Linh còn có một quần thể kiến trúc nổi tiếng đã ghi lại dấu ấn hào hùng dân tộc đó là chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền Cao, đền Sinh, nhà cổ Trạng Nguyên,…

chùa côn sơn

Trong đó, chùa Côn Sơn là địa điểm không thể không nhắc đến. Nơi đây có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với đầy đủ núi, rừng, hồ, đan sen với nhau. Phía Bắc giáp núi Ngũ Nhạc cao 238m, trên đỉnh có miếu Ngũ Nhạc Linh Từ để thờ thần núi. Ngay bên cạnh là núi Kỳ Lân cao 200m, trên núi có bàn cờ Tiên và di tích nền của Am Bạch Vân.

Nói về thắng cảnh Côn Sơn ở xã Cộng Hoà, tỉnh Hải Dương, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân, cách tp Hà Nội 70km. Danh thắng này có núi non, khe suối, rừng thông, chùa, tháp cùng một số di tích nổi tiếng gắn kết với cuộc đời nhiều danh nhân lịch sử Việt Nam.

chùa côn sơn 4
Từ thời nhà Trần, thắng cảnh Côn Sơn đã có ngôi chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiều phái Trúc Lâm (Côn Sơn- Yên Tử – Quỳnh Lâm), một số danh nhân như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang, Nguyễn Trãi đã rất gắn bó với di tích lịch sử này.

chùa côn sơn 1

Du khách từ chân chùa Côn Sơn leo lên khoảng 600 bậc đá đến đỉnh núi Côn Sơn với độ cao đến 200m. Đỉnh núi là một khu đất bằng phẳng có một phiến đá rộng được gọi là bàn cờ Tiên, trên phiến đá này có dựng nhà bia theo kiểu vọng Lâu đình có hai tầng cổ tám mái. Đứng từ Vọng Lâu đình nhìn xuống thấy xung quanh là một vùng đồi, núi, ruộng, vườn rộng lớn xanh tươi.

Cũng cạnh suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn; nơi đây chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến thăm di tích Côn Sơn ngày 15 tháng 2 năm 1965 đã dừng chân. Theo lối mòn ở chân núi Côn Sơn còn có một tảng đá lớn mặt phẳng và nhẵn nằm kề bên suối được gọi là Thạch Bàn lớn, thời kỳ Nguyễn Trãi ở ẩn thường nghỉ ở đây để ngắm cảnh, làm thơ,…vv..

Ở sườn núi Kỳ Lân có giếng Ngọc, tương truyền là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh báo ban cho chùa Côn Sơn nguồn nước quý, nước trong quanh năm, uống vào thấy dễ chịu nên người dân gọi là giếng Ngọc, sư sãi trong chùa thường lấy nước ở giếng Ngọc để cúng lễ.

chùa côn sơn 2

Chùa Côn Sơn có từ trước triều đại nhà Trần (1226 – 14000), chùa có tên chữ là chùa Tư Phúc, còn được gọi là chùa Hun, nằm dưới chân núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vào triều đại nhà Lê chùa được trùng tu và mở rộng, khang trang, nhưng đến nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ.
Kiến trúc vốn có trước đây theo kiểu chữ “công” gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện. Trong thượng điện thờ Phật, có những tượng phật từ thời nhà Lê cao đến 3m.

chùa côn sơn 3
Phía sau thượng điện là nhà tổ có tượng ba vị sư tổ Trúc lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán và hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.

Trên chùa có cây đại thụ 600 tuổi, bốn nhà bia, đặc biệt là bia “Thanh Hư động” được lập từ thời Long Khánh (1373 – 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện từ bi phúc tự”.

Trong mùa lễ Vu Lan năm nay, có dịp ghé thị xã Chí Linh, Hải Dương, du khách có thể thăm quan ngôi chùa độc đáo này. Bạn không những được thưởng lãm cảnh đẹp xứ Đông mà còn hoà mình vào không khí tín ngưỡng tâm linh có một không hai nơi này.


Đăng bởi: du lich viet

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946