Administrator

Tin tức - 09/11/2019 - 323 Lượt xem

Khám Phá Đền Mẫu Âu Cơ Tại Hạ Hoà, Phú Thọ

Đền Mẫu Âu Cơ toạ lạc tại xã Hiền lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ được xây dựng từ thời Hậu Lê, là nơi thờ phụng mẹ Âu Cơ với gắn liền với truyền thuyết dân gian “trăm trứng nở ra trăm con”

Ngày nay, đền Mẫu Âu Cơ được biết đến là một công trình văn hoá, lịch sử quan trọng, là biểu tượng tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc đồng thời là điểm mà nhiều du khách du lịch Phú Thọ ghé thăm quan trong hành trình.

1. Truyền Thuyết Về Đền Mấu Âu Cơ.

Theo truyền thuyết nước ta kể rằng người Việt có cùng cha là Lạc Long Quân và mẹ là Âu Cơ. mẹ Âu Cơ mang thai đến 3 năm 10 ngày mới sinh ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng này nở thành 100 người con.

Người cha đưa 50 người con xuống vùng đồng bằng ven biển, nay là làng Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai), đến nay vẫn còn có đền thờ. Người mẹ đưa 49 người con (để lại 1 người con làm vua) lên núi, nay là xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, cũng có đền thờ.

2. Công Trình Kiến Trúc Đền Mẫu Âu Cơ.

đền mẫu âu cơ

Đền Âu Cơ nằm ở giữa cánh đồng lúa của xã Hiền Lương, dưới tán lá cây xum xuê toả bóng mát. Trong đền thờ, tượng mẹ Âu Cơ được đặt tại vị trí cao nhất. Tượng hình một người mẹ hiền từ, rất đẹp khuôn mặt vẻ thông minh phúc hậu, dáng như tiên.

Khi thăm quan đền Mẫu Âu Cơ du khách sẽ thấy đền gồm 5 gian và có hình chữ nhất (-), được chống đỡ bởi những cột gỗ lim vững chắc, mái ngói lợp như vảy mình rồng. Khi bước vào bên trong là tượng quốc Mẫu Âu Cơ được đặt tại vị trí trang nghiêm, có chiều cao 0,93m, hai tay bà đặt lên đầu gối, chân mang hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương.

Dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân thời Hậu Lê đã làm nên một bức tượng có hồn, toát lên vẻ thanh cao, hiền hậu của người mẹ hi sinh tần tảo vì con và vì đất nước. Xung quanh tượng mẹ Âu Cơ là những hoa văn chạm trổ tinh vi, tinh tế về các loài hoa tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt.

Nơi đây còn có thờ tượng con trai thứ 2 của mẹ là một vị tướng tài ba trung hiếu, được tôn làm thượng đẳng thần.

Lễ hội đền Âu Cơ được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 7 tháng giêng âm lịch. Du khách đi ngang qua vùng Phú Thọ, đã ghé viếng đền Hùng, thành kính tưởng nhớ tổ phụ của dân tộc Việt thì cũng nên đến viếng đền thờ mẹ Âu Cơ, tổ mẫu của người Việt Nam.

3. Lễ Hội Tại Khu Vực Gần Đền Mẫu Âu Cơ.

Phú Thọ có nhiều lễ hội đặc thù: Giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội mẹ Âu Cơ, hội Bạch Hạc, hội Chu Hoá, hội Mở Cửa Rừng (từ ngày 6 đến ngày rằm tháng giêng âm lịch) có cúng cung tên để mở hội săn bắn hàng năm, có từng đôi nam nữ múa theo điệu “gà phủ”, thực hiện tín ngưỡng phồn thực với ý nghĩa cầu mong sinh sôi nảy nở ra nhiều.

Ngoài ra còn có lễ hội của người dân tộc, mang ý nghĩa riêng với hình thức tổ chức đặc biệt kể sau:

– Hội Đánh Cá: do đồng bào Mường tổ chức tại xã Thanh iệt, huyện Thanh Sơn vào ngày mồng 3 Tết nguyên Đán để mừng xuân. Tất cả dân bản dùng gậy và các vật dụng để khấy nước sông rạch gần bản cho cá hoảng sợ chui vào rọ ẩn nấp. Sau một hồi chuông, người ta kéo rọ lên. Có to lớn dành cho lễ cúng, còn lại chia đều cho các gia đình.

đền mẫu âu cơ 1
– Hội Cầu: mở vào ngày 27 và 28 tháng giêng tại làng Đào Xá, huyện Tam Nông. Có múa voi và thi nấu cơm.
– Hội Phết Hiền Quang: Tổ chức vào ngày 13 tháng giêng tại Hiền Quang, huyện Tam Nông để tưởng nhớ một nữ tướng giỏi của Hai Bà Trung tên là Thiều Hoa. Trong ngày hội có trò đánh phết (quả cầu gỗ) với gậy cong ở đầu, gần giống như cách đánh golf ngày nay.
– Hội Xoan: Mở từ ngày mồng 7 đến ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch tại Kẻ Xoan, Hương Nha, huyện Tam Nông, để tưởng nhớ Xuân Nương cũng là một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Hội có mở tiệc chay cầu xuân, có trò trình nghề ở bãi sông trước đình.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946