Administrator

Cẩm nang du lịch, Tin tức - 16/05/2019 - 455 Lượt xem

Khám Phá Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng

Đền Hùng từ lâu đã trở thành một địa điểm mang một ý nghĩa quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam. Nơi đây ngày nay đã là một quần thể di tích lịch sử nổi tiếng dân tộc. Vua Hùng xây dựng nhà nước Văn Lang, quốc gia đầu tiên của dân tộc ta, vì vậy đây là nơi mà du khách có thể tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, về những sự tích bánh chưng, bánh giầy, công chúa Tiên Dung, Mị Nương, chàng hoàng tử Lang Liêu,..

đền hùng

Du khách đến với tỉnh Phú Thọ có dịp được chiêm ngưỡng, thắp nhang ở đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, cách thủ đô Hà Nội trên 80km về phía Tây Bắc. Công trình kiến trúc đầy uy nghi này mang tính dân tộc tôn nghiêm trải rộng trên đồi cao đến 175m so với mặt nước biển, từ những miếu cổ bằng đá được xây dựng lại với quy mô tương đối hơn vào triều đại nhà Lý và nhà Trần thế kỷ XI – XIII.

Đến thế kỷ thứ XV thì Đền Hùng lại bị giặc nhà Minh phá huỷ. Đến thời nhà Hậu Lê rồi thời nhà Nguyễn mới được khôi phục lại.

Cuối thế kỷ XV vào triều đại Hồng Đức, lễ hội Đền Hùng được tập trung về miếu thờ ở kinh đô Huế. Đến triều vua Tự Đức (1848 – 1883), sau khi được trùng tu, Đền Hùng tổ chức lễ hội trọng thể và cũng từ đó, đền cũng được thường xuyên tu sửa, đặt biệt là đợt trùng tu từ năm 1955 – 1956. Năm 1962, khu nhà công quán và các bậc cấp xuống đền giếng được xây dựng thêm. Từ năm 1986 đến năm 1993, bộ Văn Hoá – Thông tin cho xây thêm bảo tàng gần khu Công quán.

đền hùng nhìn từ xa

Du khách lần lượt đến từng ngôi đền từ đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và các khu nhà Chuông Trống, nhà Đại Bái, nhà Tiền Tế, nhà Cung Thờ,..vv… Ngôi đền Thượng nằm trên đỉnh núi cao theo con đường có 525 bậc. Phía bên trái của đền Thượng là khu lăng mộ của các vua Hùng rợp bóng cây xanh trên diện tích 50m2.

Ở khu lăng mộ có chùa và tam quan trong khu đền thờ ở bên phải Đền Hùng. Chùa thờ phật theo phái đại thừa. Còn tam quan thì gồm 3 gian và 2 chái. Đền giếng nằm dưới chan núi Nghĩa Lĩnh được xây dựng sau theo sự tích của hai người con gái của vua hùng vương thứ XVIII là nàng Tiên Dung và nàng Ngọc Hoa khi chưa lấy chồng thường ra giếng rửa mặt, soi bóng và chít khăn.

lễ hội đền hùng

Về sau này Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử và nàng Ngọc Hoa lấy Sơn Tinh. Hai đôi vợ chồng này đều thành tiên. Giếng sâu 2,5m với mực nước thường có trên 1m và đường kính chỉ là 90cm. Giếng được người dân gọi là giếng Ngọc, trước bệ thờ ở giữa đền được gọi là Ngọc Tỉnh.

Đền Hùng thờ đức tổ Hùng Vương truyền qua 18 đời vua ở vùng trung du Bắc Bộ và các vùng ở miền Bắc Việt Nam trước công nguyên, từ vị vua thứ nhất là Kinh Dương Vương đến vị vua thứ XVIII là Hùng Duệ Vương Huệ Lang.

Đến đời vua thứ năm là triều vua Hùng Huy Vương Viên Lang thì giặc Ân ở phương Bắc sang xâm chiếm. Lúc này người anh hùng là Gióng là Phù Đổng Thiên Vương đã ra tay cứu nước nên đến nay có đền thờ Phù Đổng và hằng năm người dân tổ chức lễ hội Gióng, lễ hội Phù Đổng để tưởng nhớ công lao to lớn của vị anh hùng dân tộc.

Ngày 18 tháng 9 năm 1954, chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đền Hùng và người đã căn dặn: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dặn của người thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam luôn nhớ mãi cuội nguồn lịch sử.


Đăng bởi: du lịch việt

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:, ,

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946