Administrator

Tin tức - 11/03/2019 - 370 Lượt xem

Hoạt Động Quản Lý Du Lịch Việt Nam

Nước ta đang trong quá trình phát triển du lịch, nhờ thiên nhiên ưu đãi, nhiều phong cảnh đẹp, hữu tình, thu hút nhiều du khách quốc tế, hoạt động quản lý du lịch được sớm ban hành vào ngày 5 tháng 6 năm 2001, thủ tướng ban hành nghị định số 27/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch.

Theo nghị định trên, tổ chức và cá nhân kinh doanh lữ hành nội địa phải họi đủ ba điều kiện: có phương án kinh doanh du lịch, ký quỹ 50 triệu đồng, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, còn kinh doanh lữ hành quốc tế thì phải hội đủ bốn điều kiện: có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, ký quỹ 250 triệu đồng, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, có ít nhất ba hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ.

quản lý du lịch

Hình ảnh: quy định Quản Lý Du Lịch Việt nam.

Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh lữ hành theo giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, có quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của nghị định này và các quyền và nghĩa vụ quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam và các văn bản pháp luật liên quan.

Về điều kiện để một người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch như sau: Có quốc tịch Việt nam, có đủ năng lực hành vi dân sự; không măc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện, có bằng cử nhân trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng về hướng dẫn viên du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; có bằng cử nhân ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.

Nghị định trên cũng nêu rõ: các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã có giấy phép, đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước ngày ban hành nghị định số 27/NĐ-CP ngày 5 tháng 6 năm 2001 vẫn phải điều chỉnh, bổ sung của nghị định mới. Nghị định mới về quản lý du lịch có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và những quy định trước đây trái vứoi ngị định nói trên đều bãi bỏ.

Hiện du lịch ở một số thành phố từ năm 2001 tăng hàng năm thể hiện công tác tổ chức các tour du lịch có những nét đổi mới và việc quản lý các khâu lữ hành, lưu trú, dịch vụ đạt kết quả tốt. Các công ty lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh và dịp tết nguyên đán năm 2003 có lượng khách tăng 25% so với dịp tết năm 2002. Khách du lịch từ Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,..vv.. đến Việt Nam cũng đông, kể cả số người Việt Nam định cử ở nước ngoài về thăm quê hương đạt con số trên 110.000 người. Những khách sạn ở đây như Majestic, Gran, Rex đạt công suất phòng cao từ 85 đến 90%,..vv..

Thành phố Hải Phòng cũng đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng du lịch, đã tổ chức các tour, tuyến du lịch như Gia Luận – Vườn quốc gia – thị trấn Cát Bà, nâng ấp cải tạo vịnh Tùng Dinh, dự án cấp nước sạch cho Cát Bà, cải tạo mở rộng đường 353 Đồ Sơn, đường xuyên đảo Đình Vũ – Cát Bà, xây dựng cầu Bính, di tích núi Voi – An Lão, khu du lịch lịch sử Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Bảo, khu giải trí nhà nghỉ Cát Cò 3, khách sạn,..vv…

Hải Phòng dự tính phấn đấu đến năm 2020 trong số 10 triệu lượt khách, trong đó có 3 triệu du khách quốc tế trên cơ sở các loại hìh du lịch biển – đảo, đô thị,..vv… đồng thời trong năm 2003 thành lập trường nghiệp vụ du lịch vùng Đông Bắc để đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch.

Hoạt động quản lý du lịch đối với Việt Nam cũng như đối với các nước trên thế giới không chỉ được tổ chức và quản lý tốt trong nước mà còn phải thực hiện chiến lượt hợp tác quốc tế một cách phù hợp đạt hiệu quả.

Từ năm 1995 đến nay, sự hợp tác quốc tế về du lịch của Việt Nam với các nước ở Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương đã thực sự có biển chuyển tốt vừa cả đối với Việt nam, vừa cả đối với các nước khác.

Trong số các nước đã hợp tác du lịch thì nổi rõ là sự hợp tác du lịch với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) gồm có Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan và tỉnh Vân nam – Trung Quốc, đồng thời dự án Hành lang kinh tế Đông Tây do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức quốc tế tài trợ cũng nối Việt nam với lào, Thái Lan, Mianma trong những năm tới.

5/5 - (1 bình chọn)
Thẻ:

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946