Administrator

Tin tức - 25/02/2019 - 461 Lượt xem

Hiển Lâm Các – Đỉnh Cao Kiến Trúc Nghệ Thuật Việt Nam

Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc có nhiều nét tinh xảo và cầu kỳ, thẩm mỹ cao trong quần thể kiến trúc cố đô Huế, được xây dựng năm 1821 hoàn thành năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng.

Hiển Lâm Các nằm chung khu vực với Thế Miếu, dựng bằng gỗ, cao 25m, gồm 3 tầng uy nghi. Đây là kiến trúc duy nhất tong kinh thành Huế thời vua chúa thể hiện Thiên Địa Nhân. Đây là công trình cao nhất trong Hoàng Thành. Về kiểu dáng, Hiển Lâm Các phá vỡ tính đơn điệu. Nơi đây dùng làm nơi ghi chép, lưu trữ các văn bản, tư liệu các đời vua, nhất là từ đời nhà Nguyễn còn được coi như là một đài lưu niệm ghi công những công thần đã sáng lập ra triều Nguyễn.

Nếu như các vua Nguyễn Được thờ trong Thế Miếu thì công thần bậc nhất của triều Nguyễn được thờ trong hai nhà Tả, Hữu Tùng sự ở hai bên Hiển Lâm Các này.

hiển lâm các

Hình ảnh: Hiển Lâm Các, di tích Hoàng Thành Huế

Toà nhà có hình chữ thập, diện tích 21,05m x 12,80m, được dựng trên 24 cột, gồm 4 cột chính, 4 cột phụ có 16 cột quân. Chịu lực cả 2 tầng trên là 4 cột chính, mỗi cột cao 12m, đường kính gần 0,50m

Khi du khách du lịch Huế đến thăm quan Hiển Lâm Các sẽ thấy được công trình có hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí.

Từ dưới bước lên mặt nền công trình với hệ thống bậc cấp đá Thanh, ở trước và sau mỗi hệ thống có 9 cấp bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi dành riêng cho Vua triều Nguyễn.

Hiển Lâm Cát có 3 tầng. Phía giữa các tầng có tỷ lệ cân xứng, hài hoà với nhau. Tầng 1 có 5 gian, kiến trúc tầng 1 được đánh giá là sắc sảo với nhiều hoa văn trang trí điêu khắc đạt đến trình độ tinh xảo, tuyệt mỹ do các bậc thầy điều khắc thời Nguyễn thực hiện.

Những cột, kèo tầng 1, có bản điêu khắc in hình rồng, cây cối, hoa lá, có giá trị nghệ thuật cao. Tại hàng cột thứ 3 tính từ mặt trước, dựng thành dãy đố bản, giữa mỗi gian trổ một cửa vòm. Hệ thống kèo liên ba, đố bản ở tầng này chạm trỗ nổi các mô típ hình rồng theo hướng dây leo lá cuốn.

Khi du khách đến cầu thang gỗ để đi lên tầng 2, sẽ nhìn thấy một tuyệt phẩm nghệ thuật có gía trị lớn của Hiển Lâm Các là hai bên tay vịn được chia thành các ô hộc trang trí hình chữ “thọ”, chữ “vạn” và các đường kỷ hà. Đầu và cuối tay vịn đều chạm nổi hình đầu và đuôi rồng biểu tượng cho quyền uy nhà vua uốn lượn mềm mại…

Tầng 2 có 3 gian rộng rãi và tầng 3 chỉ có 1 gian và tầng 3 có đựng một bình rượu màu vàng. Hiển Lâm Cát được giới chuyên gia đánh già là công trình đẹp và độc đáo của Hoàng Thành và nó được bảo quản tốt và cơ quan chức năng đầu tư vốn để trùng tu nhiều lần, hiện tại di tích cố đô Huế luôn cuốn hút nhiều du khách đến thăm quan nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Liên Hệ: 0967246946